"Bạn có yêu đời không? Vậy đừng phung phí thời gian vì chất liệu cuộc sống làm bằng thời gian” (Franklin). Từ câu nói trên, anh (chị) rút ra bài học gì

DÀN Ý

1. Mở bài:

Giới thiệu lời nhận định của Franklin và bài học tiết kiệm thời gian.

2. Thân bài

- Câu nói đã khái quát một phần bản chất cuộc sống và mài sáng thêm vai trò của thời gian: “chất liệu cuộc sống làm bằng thời gian”.

Câu nói đã đưa đến một bài học quý giá, bài học tiết kiệm thời gian “Bạn có yêu đời không? Vậy đừng phung phí thời gian”: Đối với những người yêu đời thì cần phải tiết kiệm thời gian vì thời gian là cuộc sống nhưng lại ngấn ngủi, qua nhanh.

- Trong tiết kiệm thời gian, những điều quan trọng không thể thiếu chính là tranh thủ thời gian, sống cho hiện tại và loại bỏ bệnh lần lữa.

Lời nói của Franklin là một bức thông điệp vô cùng ý nghĩa, cho ta bài học tiết kiệm thời gian quý giá.

3. Kết bài:

Lời nhận định của Franklin vô cùng ý nghĩa, nó chứa đựng một bài học vô giá, bài học tiết kiệm thời gian.

BÀI LÀM

Con người khi sinh ra đã được tạo hóa ban cho một tài sản vô cùng quý giá mà họ chỉ cần học cách sử dụng, chứ không phải tốn công tìm kiếm hay gìn giữ. Đó chính là thời gian. Cuộc sống thì cần rộng rãi, phóng khoáng, thế nhưng đốì với thời gian, chúng ta không thế không "ti tiện" và tiết kiệm, sử dụng hợp lí. Bởi vì nó tuy không hiếm hoi nhưng lại vô cùng quý giá và đối với mỗi sinh mệnh cá thế’, thời gian là hữu hạn. Bàn về việc tiết kiệm thời gian, Benjamin Franklin nhận định: "Bạn có yêu đời không? Vậy đừng phung phí thời gian vì chất liệu cuộc sống làm bằng thời gian".

Bạn có yêu đời không

Một tấm vải đẹp có thể được tạo nên bởi những sợi chỉ đủ màu xanh, tím, đỏ, vàng,... Một cuộc sống muôn màu lại chỉ dệt bằng những sợi chỉ thời gian đơn sơ, giản dị. Với cách so sánh đầy hình ảnh nhưng chân thực, Franklin đã góp tiếng nói riêng của mình vào cái nhìn của nhân loại về một phần bản chất cuộc sống: "chất liệu của cuộc sống được dệt bằng thời gian". Con người không chỉ sống trong không gian mà còn sống trong thời gian, mỗi thời khắc, con người đánh dâu sự tồn tại của mình bằng hành dộng và tư tưởng. Vì vậy dòng thời gian con người đi qua chính là dòng đời, cuộc sống. Bởi thế mà khi nhắc đến một con người, một sự kiện, hay một khuynh hướng văn học,...thì chúng ta luôn quan tâm đến yếu tố thời gian đi kèm, thời gian ra đời, thời gian phát triển, thời gian kết thúc,....

Từ lí do đầy thuyết phục "chất liệu của cuộc sống được dệt bằng thời gian", Franklin đã đưa ra một lời khuyên, một lời hối thúc tha thiết rằng "Bạn có yêu đời không? Vậy đừng phung phí thời gian". Câu nói như vỗ mạnh vào nhận thức của mỗi chúng ta với một câu hỏi đi liền lời hối thúc tha thiết. Một con người yêu đời thì luôn khát khao được sống, được tận hưởng bao thú vui, niềm hạnh phúc đồng thời luôn hăng say lao động đế cống hiến cho xã hội, những người vẫn thường tâm niệm “Cám ơn đời mỗi buổi sáng cho ta thêm một ngày để yêu thương”. Để làm được những điều đó thì thời gian là vô cùng cần thiết. Có thời gian, họ mới có thể dệt nên cuộc sống cho mình. Thế nhưng thời gian đời người là có hạn, cuộc sống là ngắn ngủi, mỗi phút giây qua đi là mất đi mãi mãi. Thế nhưng, cho đến nay con người vần không thề’ níu kéo hay đế dành thời gian. Đáng tiếc biết bao đối với những con người thèm yêu khát sôìig, khao khát được tận hưởng và tận hiến, những con người luôn muốn lưu giữ hạnh phúc, niềm vui khi thời gian vẫn không hề biết chờ đợi con người, tuồi trẻ đời người thì qua mau, những khoảnh khắc vui vẻ thì ngắn ngủi và cơ hội trong cuộc sống có thế’ mất đi trong từng phút giây. Nếu chúng ta không tận dụng thời gian thì khi nó đi qua, tất cả còn lại chỉ là sự hối tiếc, một đóa hoa tươi nếu không kịp ngắm thì cũng đến lúc phải chứng kiến từng cánh hoa rơi rụng, một giây phút tươi vui hạnh phúc nếu không tận hưởng trọn vẹn thì đến lúc qua đi khó tìm lại, một cơ hội tốt mà không biết tận dụng thì cả tương lai sự nghiệp khó mà thăng tiến.

Vì thế, nếu yêu đời, tha thiết với đời thì bài học không thể thiếu của bạn chính là bài học tiết kiệm thời gian. Tiết kiệm thời gian chính là biết tận dụng từng phút giây vào những công việc có ích, không phung phí thời gian vào những việc vô bổ, hay đế nó trôi đi một cách vô ích, phải sống tranh thủ, sống cho hiện tại. Mỗi chúng ta, những người "nghệ sĩ" nếu không thể gảy lên "bản đàn cuộc sống" thiên về trường độ thì hãy đi vào cao độ.

Lời nhận định của Franklin là một ý kiến có tính khái quát cao. Nó không chỉ khái quát được một phần bản chất đời sống mà còn mài sáng thêm vai trò của thời gian. Đặc biệt, với cách nói đầy hôi thúc nhưng rất nhẹ nhàng, Franklin đã gửi đến chúng ta một bài học quý giá về thời gian, cuộc sống và cách sống. Cuộc sống là không chờ đợi, cuộc sống thì phải tiết kiệm mà hơn hết chính là tiết kiệm thời gian: “Mọi vấn đề tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian” (Các Mác). Tiết kiệm thời gian, con người yêu đời mới có thể sống một cách đầy đủ, thỏa mãn và hạnh phúc.

Tiết kiệm thời gian là một bài học cần thiết. Côt lõi của bài học ấy không thế không nhắc đến sự tranh thủ thời gian. Nó không chỉ là suy nghĩ, hành động mà còn là lối sống của người quý thời gian. Thời gian qua nhanh, không thể để dành hôm nay cho ngày mai nên phải tranh thủ làm việc: "Hôm nay không để ngày mai". Hãy thực hiện những việc cần làm, muốn làm trong lúc có thể, nên biết tận dụng tối đa, không lãng phí một phút giây vì "tranh thủ được thời gian là tranh thủ được tất cả" (Lênin). Và phương pháp tốt nhất để tranh thủ thời gian không gì bằng cách sống, làm việc có kế hoạch. Mỗi tuần, mỗi ngày chúng ta nên có một thời gian biểu hợp lí và làm việc như đã đề ra, phải tận dụng các khoảng trông trong ngày, nếu có việc đột xuất thì chỉnh sửa phù hợp. Thế nhưng nói tranh thủ không phải là trong một lúc làm nhiều việc, trong giờ này làm việc nọ như ở nhà trường, giờ toán lại học văn, giờ anh lại học hóa,... bất chấp kỉ luật. Tranh thủ nhưng phải tuần tự, đúng giờ giấc, phải chuyên tâm việc làm trước mắt, tranh thủ là không để thời gian bị bỏ trống.

Vậy đừng phung phí thời gian vì chất liệu cuộc sống làm bằng thời gian

Có người đã từng nói “Người già sống với quá khứ, người trẻ sống với tương lai còn người đứng tuổi và khôn ngoan sống với hiện tại”. sống cho hiện tại cũng là một cách rất tốt để tiết kiệm thời gian và rất gần với sự tranh thủ. Khi làm bất cứ một việc gì, dù là học tập, lao động, vui chơi thì cũng nên dồn mọi tâm trí, sức lực, niềm say mê, sự thích thú vào nó để đạt được kết quả tốt nhất tương xứng với một phần trong quỹ thời gian mà mình đã sử dụng vào công việc đó, bởi sự tập trung không chỉ nâng cao hiệu quả công việc mà qua đó còn rút ngắn thời gian làm việc. Ta không nên mãi nhớ nhung, hôì hận về quá khứ hay cứ mơ ước, ảo tưởng cho tương lai mà cần biết nâng niu từng phút giây hiện tại, hãy lấy quá khứ làm kinh nghiệm, tương lai làm kế hoạch còn hiện tại làm hành động.

Song song với điều đó, đế hưởng ứng lời kêu gọi “đừng phung phí thời gian” của Franklin, chúng ta cần biết loại bỏ những thói xấu trong sử dụng thời gian, mà điển hình là “bệnh lần lữa”. Đó là căn bệnh của tâm lí lười biếng, thích tự an ủi chính mình, hẹn hò với công việc, tác hại của nó vô cùng to lớn. Hôm nay chúng ta hẹn ngày mai, lúc này chúng ta hẹn lúc khác,... mãi đến lúc “nước tới chân mới nhảy”, cứ như thè', vô tình chúng ta đã đánh mất quỹ thời gian quý giá, đem cả công việc, cuộc sống của mình đặt vào sự lề mề, chậm trễ và that bại. Để khắc phục, mỗi người cần phải luôn tự nhắc nhở, tự dẫn dắt mình vào công việc, luôn tự hỏi mình đã hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra trước mắt. Chiến thắng “căn bệnh lần lữa”, ta đã một phần chiến thắng bản thân mình.

Qua đó, ta thấy rằng lời nhận định của Franklin là một bức thông điệp vô cùng ý nghĩa, có giá trị to lớn đối với xã hội. Nó góp phần kêu gọi, thức tỉnh và cổ vũ bao con người, bao thế hệ trên thế giới về cách sống tích cực, sống tiết kiệm thời gian. Đến nay nó vẫn giữ nguyên giá trị trong cuộc sống. Bài học tiết kiệm thời gian sẽ trớ nên đầy dủ hơn nếu nó gắn liền với phương pháp đúng đắn, mà cụ thế là tranh thủ thời gian, sống cho hiện tại và loại bỏ bệnh lần lữa.

“Bạn có yêu đời không'? Vậy đừng phung phí thời gian vì chẩt liệu cuộc sống làm bằng thời gian”. Lời nhận định của Franklin đầy ý nghĩa. Nó mang theo một bài học cần thiết về một thứ vô giá của con người: Bài học tiết kiệm thời gian. Bài học ấy đến nay vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống xã hội. Nó thúc đẩy mỗi cá nhân đi theo một lối sống tích cực và mang lại nhiều lợi ích. Chúng ta hãy luôn trau dồi và phát huy bài học tiết kiệm thời gian.

Leave a Reply