Bàn luận về ý nghĩa tư tưởng của câu tục ngữ: Ta về ta tắm ao ta / Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

HƯỚNG DẪN

1. Mở bài

- Bàn về ý thức trân trọng những thứ do ta làm ra, tục ngữ có câu:

Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

2. Thân bài

- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

+ Hình ảnh ao ta gắn bó với làng quê, với những thứ ta được làm chủ.

+ Nghĩa cả câu: phải biết trân trọng những cái của mình, sử dụng nó hơn là đi nhờ vả, sử dụng của người khác.

- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề:

+ Tâm lí tự do làm chủ, thoải mái trong sử dụng so với khi phải đi nhờ, đi mượn của người khác.

+ Thể hiện ý thức tôn trọng chính bản thân mình.

+ Ngày nay, tư tưởng đó càng đúng đắn khi hội nhập thế giới, giáo dục lòng tự hào, yêu quý đất nước mình.

- Mặt hạn chế:

+ Bằng lòng theo kiểu dù trong, dù đục là bảo thủ, trì trệ.

+ Thái độ đó dẫn đến cách sống an phận, tự bằng lòng, tâm lí tự cao mù quáng, kìm hãm sự phát triển.

Ta về ta tắm ao ta

- Quan niệm đúng:

+ Tôn trọng, sử dụng cái của ta với tinh thần khơi trong gạn đục.

+ Biết hoà nhập mà không hoà tan, nghĩa là hoà nhập để phát triển trên tinh thần tự chủ.

3. Kết bài

- Bài học sâu sắc về sự gắn bó với quê hương, với những gì ta được làm chủ nhưng tránh tư tưởng bảo thủ, hẹp hòi.

Leave a Reply