Bình luận tư tưởng sau đây của Mạnh Tử: “Hoàn toàn tin sách, thà chẳng có sách còn hơn” (tập tin bất như vô thư) và nói thái độ của chúng ta khi đọc sách
DÀN BÀI
1. Mở bài
- Sách là kinh nghiệm của nhiều thế hệ hun đúc lại.
“Một quyển sách hay là một người bạn tốt” nhưng Mạnh Tử lại bảo “hoàn toàn tin sách thà chẳng có sách còn hơn” là có ý gì?
2. Thân bài
Hoàn toàn tin sách là bạn học theo sách. Tin theo sách, bắt chước và hành động theo sách là một cách mù quáng có hại hơn là có lợi.
- Đối với sách nhảm nhí, hoang đường, tin vào chúng, ta sẽ hình thành nhân cách xấu.
- Dối với sách đúng đắn: Tin sách hoàn toàn không phải là không có hại.
+ Sách tiểu thuyết với những nhân vật được lí tưởng hoá không nên quá dam mê mà hành động, suy nghĩ và làm theo họ.
- Đối với sách luân lí, đạo đức: Biết chọn lọc, không nên tin một cách máy móc.
- Với sách khoa học: Biết cách đặt nghi vấn và chịu khó suy nghĩ đối chiếu.
- Đọc sách thận trọng nhưng không phải vì thế mà sợ sách và khinh sách.
- Có hai cách đọc sách: Nghiền ngẫm và ngấu nghiến.
- Dùng những kiến thức trong sách áp dụng vào thực tế cuộc sống, tạo thêm những kinh nghiệm mới.
3. Kết bài
- Sách hay là vật quý nhưng đọc sách là phải biết phân tích phê phán, đối chiếu với sự vật thì ta mới lĩnh hội được tất cả những cái hay của sách.
BÀI LÀM
Kho tàng tri thức của nhân loại vô cùng to lớn, là một vùng đất bí ẩn mà biết bao con người ngày đêm không ngừng chinh phục, khám phá. Và phương tiện hữu dụng nhất cho công cuộc chinh phục ấy là sách. Muốn tiến bộ thì cần phải học, học ở sách, trong trường và ngoài đời. Thật đúng như lời nhận xét của một nhà văn “một quyển sách hay là một người bạn tốt”. Nhưng Mạnh Tử, một học trò xuất sắc của Khổng Tử lại không hề nghĩ thế, với ông “Hoàn toàn tin sách thà chẳng có sách còn hơn”. Vậy theo nhà hiền triết ấy, hoàn toàn tin sách là sao? Có hại gì? Ta phải có thái độ như thế nào khi đọc sách.
Tất cả tinh hoa của nhân loại dường như đã được chứa đựng trong tất cả những cuốn sách và con người chúng ta đã có thể học hỏi, hiểu biết nhiều điều bố ích, lí thú qua sách. Câu nói của Mạnh Tử không khỏi khiến ta phải suy nghĩ, băn khoăn, hoàn toàn tin sách là đọc theo sách, tin theo sách, bắt chước theo sách một cách mù quáng, không biết suy xét phán đoán nhận thức rõ ràng giữa cái đúng, cái sai mà sách đem đến. Thậm chí không ít người cứ xem sách là một tiêu chuẩn, cái gì của sách cũng là đúng, thê là cứ hành động, và buộc mình vào tư tưởng suy nghĩ nhất nhất theo sách. Mọi việc từ lớn đến bé, họ không thể tự quyết định được nếu không có sách. Như thế Mạnh Tử cho rằng hại nhiều hơn lợi. Vậy hoàn toàn tin sách như thế có hại ra sao?
Sách có rất nhiều loại, sách văn hoá, sách giải trí, sách giáo khoa, sách khoa học... Đối với sách nhảm nhí, hoang đường, khiêu dâm, cái bất lợi hiện lên lại quá rõ. Con người, nhất là trẻ em, với bản tính tò mò, hiếu động non nớt, thích tìm hiếu những cái mới lạ của cuộc sống, sẽ bị vấy bẩn tâm hồn nếu tiếp xúc với những loại sách như thế. Tin vào chúng thì tình cảm và lí trí sẽ bị đầu độc, sinh ra những hành động nông nổi, điên cuồng, làm biến chất con người, và rồi thì chính họ cũng không kịp nhận ra. Những hành động lố lăng, vô lối mà ta thường đọc hay nghe thấy qua báo, đài, ti vi..., phải chăng là lí do ánh hưởng của những loại sách độc hại đó?
Đối với những sách không lành mạnh thì đành rằng thế, nhưng đối với những loại sách đúng đắn trong sạch, hoàn toàn tin sách có hại không?
Tuy rằng không thực sự nguy hiếm như những loại sách trên nhưng không phải là không có hại.
Trên thực tế, mỗi cuốn sách đều có một nét đặc biệt riêng lôi cuốn người đọc. Ta thường chăm chú những loại tiếu thuyết tâm lí, xã hội... được các tác giả có ý thức, có tư tương tốt đẹp xây dựng. Nhưng nếu tin tưởng một cách mù quáng, tuyệt đôi ta sẽ vô tình bắt chước theo các nhân vật trong sách mà hành động phi thực tế, có khi dị lập, không tư tưởng. Những nhân vật, sự kiện trong sách dù có đẹp, có hoành tráng, diễm lệ và cuòìi hút đến đâu cũng đều có tính cách điển hình, lí tưởng hoá, ít nhiều phóng đại, giả tưởng. Hơn nữa, đời không phải là truyện, là tiếu thuyết.
Mỗi vùng, miền, mỗi nơi đều có những phong tục tập quán riêng, vì thế sẽ có những định kiến thay đổi theo thời gian và không gian. Có khi cùng một điều nhưng ở nơi này thì đúng, nơi khác thì sai. Ở thời này thì phải nhưng thời khác lại trái. Thế nên, nếu cứ nhất nhất tin và áp dụng một cách máy móc có khi thành ra lỗi thời, lạc hậu. Có lẽ vì thấu lẽ đó mà Đức Khổng Tử ngày xưa chỉ truyền kiến thức cho một số đệ tử tâm dắc chứ không chịu truyền sách học lại cho người khác.
Ngay đến cả sách khoa học phần lớn khách quan, ghi chép lại những ý tướng của những nhà bác học đại tài, ta cũng phái biết nghi vấn, đặt ra câu hỏi tìm hoặc hiểu, đối chiếu với sự vật dế có thể hiểu sâu xa và rõ ràng từng vấn đề đế tránh được những sự lầm lỗi tai hại. Ta cứ tin bằng lời mà không chịu tìm hiểu có dũng thật hay không thì chẳng khác nào gặp đồ ngon mà cứ nuốt bừa, đã không biết được mùi vị có khi còn bị ánh hướng đến sức khoẻ.
Vì vậy, khi ta đọc sách dù sách có hay đến mấy mà cứ tin mù quáng, xa vời thực tế, lam khi sẽ trở thành kẻ luôn bị phụ thuộc vào sách vở, chẳng có chính kiến riêng thì thà rằng chà có sách còn hơn. Thế nên, chúng ta những người đọc sách, đế có thể lĩnh hội tất cả những kiến thức của nhân loại thì cần phải có những phương pháp đọc sách đúng dán, chọn lọc kĩ càng, phù hợp với lứa tuổi và trình độ học vấn.
Dọc sách thận trọng là đúng, nhưng không phải vì quá thận trọng mà đảm ra sợ sách. Hoàng Dinh Kiên đã nói “kẽ sĩ phu ba ngày không xem sách thì soi gương mặt mũi dáng ghét nói chuyện lạt bõ khó nghe”. Cũng là vì lẽ đó. Một quyển sách để trước mặt ta là hình ảnh cùa một cái gì đó cao đẹp nhất. Đấy là tất cả một công trinh, là thành quả lao động miệt mài cùa bao người viết, bao khó nhọc của thợ nhà in đêm ngày chăm chút từng chữ. Nhìn sách và được thưởng thức những cái hay cua sách là ta đã học được sự cần lao khả kính của con người. Đứng trước một tú sách hay một thư viện với mênh mông là sách, ta nghe được tiếng thì thầm to nhó của nghìn đời. Dù bao thế hệ dã trôi qua, sông núi, đất trời và cá con người cũng thay dổi, nhưng sách vần còn dó, với những giá trị lâu bền.
Như nhà văn Iloằng Đạo đã từng viết: “sách đè đấy tự bao giờ, mười năm, hai mươi năm, rồi nhưng không bao giờ tỏ ý vội vàng bực tức. Ai muốn biết, muốn hiểu thì dem ra mà dọc sách sẽ diễn lại ngay, giảng lại một lần nữa những tư tướng của tác giả. Ngày tháng qua nhưng sách vẫn còn đáy, mười lăm năm sau có người nhớ đến sẽ lại vang giọng thơ cua Lí Bạch hay của Verlaine, sống lại những mầu tư tướng của cha Mare Aulele hay Mạc Tứ (con đường sáng thật).
Thật là một sự nhẫn nại vô cùng! Người đọc sách phải học được cái nhản nại quý báu ấy của sách dế tìm tòi, nghiên cứu, có như thè mới hiểu được cái hay cái đẹp trong sách, tiếp thu tối ưu các kiên thức mà ông cha ta đã truyền lại. Lâm Ngữ Dường đã nói: “dọc sách hay và tìm tòi nguồn vui trong sách vớ bao giờ cũng được coi là học thức ở đời"
Không phải ai cũng hiếu được những giá trị của sách. Lại có những kè khinh sách hoàn toàn, với họ, sách là gì? Chỉ là một vật chứa toàn lí thuyết nhàm chán mà thôi. Cách nghĩ như thế là hoàn toàn sai lệch, ắt hẳn rằng những con người ấy sẽ không bao giờ làm nên được việc gì lớn được. Lí thuyết Khổng - Mạnh - ngày nay là diều mà đến ngàn đời con người cũng chưa đạt thấu hết. Vì trong ấy ngoài những con chữ ra còn biết bao kinh nghiệm thực tế ở đời.
Vậy để có thế tiếp thu hiệu quả những kiến thức có trong sách ta cần phải đọc sách như thế nào? Có hai cách đọc sách: nghiền ngẫm và ngấii nghiến. Nếu chỉ biết ngấu nghiến thì đọc sách cũng chỉ bằng thừa. Biết nghiền, ngẫm, suy nghĩ cân nhắc cái hay, cái dở, cái phải, cái trái trong sách thì thật đáng khuyến khích; bên cạnh đó, ta còn phái biết cách phát triển cơ sở ở sách.
Sách là kinh nghiệm ở những điều đã qua. Nếu biết áp dụng những kinh nghiệm quý giá ấy vào đời sống, vào việc học tập hằng ngày, tạo thêm những kinh nghiệm mới thì cái thú vị cùa việc đọc sách sẽ ngày càng tăng mà con nguời cũng thêm phần tiến bộ.
Maxim Gorki đã từng nói “sách mở ra cho ta một chân trời mới". Sách là một vật quý và rất cần thiết cho sự mở mang trí óc cúa con nguời. Vì thế mỗi chúng ta phải biết phân tích, phê phán, đối chiếu thì mới hiểu và lĩnh hội đuợc những giá trị thực sự của sách, không nên quá mức mù quáng vào sách cũng không đuợc quá lỗ mãng mà khinh sách. Ta có thề mượn lời cùa Trung Dung làm châm ngôn cho việc đọc sách: “học cho rành, hỏi cho kĩ, nghĩ cho cẩn thận, phân hiệt cho sáng rõ, làm cho kiệt sức”.