Tiền bạc và hạnh phúc có quan hệ với nhau như thế nào? Hãy trình bày quan điểm của em về vấn đề trên

"Đồng tiền là vị thần linh mà người ta có thể trông thấy được, nó làm biến đổi ngược lại các đức tính của loài người và của tự nhiên, làm lẫn lộn và làm đổi trắng thay đen hết thảy mọi sự vật, nó có khả năng hàn gắn lại những cái không thể hàn gắn được". Đó là lời nhận định hết sức sắc bén về sức mạnh vốn có của đồng tiền. Và với sức mạnh đó liệu tiền bạc sẽ đem lại hạnh phúc hay bất hạnh cho con người đây? Phải chăng tất cả chỉ tuỳ thuộc vào việc con người làm ra và sử dụng đồng tiền như thế nào? Có người dùng nó để đổi chác, có người dùng nó để lường gạt người khác, cũng có người dùng nó để chia sẻ những nỗi đau vật chất cùng người khác, để đánh đối lấy giá trị tinh thần, làm giàu cho tâm hồn của bản thân. Mặt khác, cũng nằm ở cách kiếm được đồng tiền như thế nào? Trong sạch hay dơ bẩn?

Đã có đồng tiền dở cũng hay

Đồng tiền là tiền bạc nói chung, là phương tiện giúp đáp ứng các nhu cầu sống căn bản của con người, từ nhu cầu có tính sinh học, đến nhu cầu có tính văn hoá - xã hội. Trong "Những bản thảo về các vấn đề kinh tế và triết học", Các Mác đã viết "Đồng tiền là con đĩ của cả thế giới là tay mối lái của hết thảy mọi người, của hết thảy các dân tộc". Cũng như việc tiền tệ được coi là một thứ hàng hoá đặc biệt đươc tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người, là sự thế’ hiện chung của giá trị; đồng thời, tiền bạc còn biểu hiện môi quan hệ sản xuất của những người sản xuất hàng hoá. Thế mới biết tầm quan trọng của tiền bạc trong cuộc sống là như thế nào? Nếu như con người không có tiền bạc thì đánh đổi với việc, không thể có hàng hoá để tiêu dùng, để duy trì và phát triển sự sống của con người. Ngẫm lại mới rõ, từ người nông dân cày sâu cuốc bẫm, chị buôn gánh bán bưng... cật lực làm việc cho đến học sinh, sinh viên thức khuya dậy sớm cô' thi đậu chỉ bởi một lẽ, họ hiểu được tầm quan trọng của đồng tiền. Nếu như tiền bạc không quan trọng thì chắc chắn sẽ không cần đến những cuộc tranh luận quyết liệt của các chính phủ để chuẩn y ngân sach chi tiêu hằng năm hay canh gác cẩn mật ngày đêm ở các ngân hàng.

Bên cạnh những vai trò không thể thiếu của tiền đối với cuộc sống đã có những kẻ vì quá xem trọng nó mà đặt nó lên trên tất cả mọi luân lí của gia đình và xã hội, mọi giá trị đạo đức cao đẹp mà con người vốn có, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn xấu xa bỉ ổi để có thể kiếm được tiền, những kẻ chỉ sông với chủ trương: "Vạn sự do tiền" hoặc "thói tham chợt thấy, hơi đồng là mê" nên đã có những hành động hại mình hại người. Ví như chuyện chàng Dương Lễ ngày xưa chỉ vì có nhiều tiền mà sinh thú ăn chơi trác táng, rượu chè cờ bạc đến tán gia bại sản hay chỉ vì tham tiền tham sự giàu sang mà mẹ của Cám trong truyện "Tấm Cám" đã nhẫn tâm giết Tấm đến bốn lần và kết cục, phải trả giá. Cũng chỉ vì tiền mà những người như Tú Bà, Mã Giám Sinh trong "Truyện Kiều", những má mi thời xưa và nay mới làm nghề khai thác gái lầu xanh, kinh doanh bằng danh tiết và sự trong trắng của những người con gái để lại sau cùng là những tiếng xấu muôn đời "trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Trong thực tế cuộc sống hiện nay, vì tiền mà nhiều người phải lao vào con đường trộm cắp, gây khổ sở cho người khác còn mình thì dành khoảng đời còn lại sau song sắt nhà lao, tự trói chặt mình vào cái vòng luẩn quẩn của tù tội. Thật đớn đau cho những kiếp người như vậy! Đến những cán bộ, những đứa con yêu của nhân dân cũng không thoát khỏi sự cám dỗ của đồng tiền. Họ đã phản bội lòng tin của nhân dân bằng những việc làm hạch sách dân nghèo, tham nhũng ngân quỹ nhà nước một cách trầm trọng. Dường như tất cả những người đó đã vô tình biến thành nô lệ cho đồng tiền trong khi thực chất đồng tiền chỉ là vật vô tri vô giác.

Mặt khác cũng có những người mang quan điểm coi thường tiền bạc, coi tiền bạc chỉ như những thứ phù du tạp chất không đáng kể đến. Chính quan điểm này dẫn đến sự khinh rẻ, xúc phạm đến nhân cách của những người có đầu óc kinh doanh, đồng thời cũng chính nó đã làm phát sinh cách sử dụng tiền bạc hết sức hoang phí. Nhưng xét đến cùng thí quan điểm này rất giả tạo và nhiều khi nó chỉ được sử dụng đế nguy biện những việc làm sai trái nào đó mà thôi.

Đồng tiền là vị thần linh mà người ta có thể trông thấy được

Một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến bi kịch cho kiếp người là đồng tiền, có thế chính nó đã làm đảo ngược công lí, giày xéo tan nát những tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của con người. Tuy vậy nhưng ta cũng không thể đổ hết tất cả trách nhiệm, lên đồng tiền bởi xét cho cùng thì nó cũng chỉ là một vật vô tri vô giác và bản thân nó càng không thế’ đem lại hạnh phúc hay bất hạnh cho mỗi kiếp người, tất cả dường như chỉ phụ thuộc vào cách, kiếm tiền hay mục đích tiêu tiền của con người. Nếu như tiền bạc ở trong tay của những người có học, được giáo dục đạo đức tốt, nhất là có đức tính thanh liêm, cần kiệm, chí công vô tư thì nó sẽ trở thành vật mang lại hạnh phúc cho mình và cho mọi người. Ví như việc: với cách sử dụng đồng tiền đúng đắn ta có thế tạo nên mô'i quan hệ tốt đẹp giữa người và người.

Cùng câu nói khá thấm thía của Nguyễn Công Trứ: “Hễ không điều lợi khôn đến dại. Đã có đồng tiền dở cũng hay”. Ngoài ra nó cũng có thể bảo vệ cho cuộc sống của mình. Việc mưu sinh hằng ngày giữa thời buổi kinh tế thị trường thì dù ở ngành nào cũng cần có đồng vón và hơn thê nữa, với đồng tiền trong tay, ta có thể quyên góp đế giúp đỡ những nơi bị thiên tai và bão lụt, người dân khắp nơi đói nghèo, bệnh tật hay chỉ đơn giản như việc Từ Hải dùng tiền chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, Kiều dùng tiền đế báo ân (Truyện Kiều). Tất cả những điều đó chỉ đem lại hạnh phúc cho người nào biết gắn hạnh phúc của bản thân với hạnh phúc của người khác, biết vun đắp cho quyền lợi của mình nhưng không những không làm thiệt hại mà còn có thế đem lại quyền lợi cho người khác.

Trong xã hội phong kiến mọt rỗng, đồng tiền luôn có một sức mạnh vạn năng: “tiền lưng đã có việc gì chẳng xong ”, nó cũng là một chủ đề xuyên suốt một số tác phẩm bất hủ để lên án, tố cáo hiện thực xã hội phong kiến thế kỉ XIX. Cho đến ngày nay, ít nhiều sức mạnh của đồng tiền vẫn còn rơi rớt trong các tệ nạn hối lộ, tham nhùng mà xã hội ta đang tích cực bài trừ. Và mỗi chúng ta có trách nhiệm phải góp phần vào công việc bài trừ ấy.

Leave a Reply