Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên: “Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc... Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” (Ngữ văn 12, tập 1, trang 106)

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên:

“Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc

Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng

Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất

Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân.

Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa

Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.

Con đã đi nhưng con còn vượt nữa

Cho con về gặp gặp lại Mẹ yêu thương.

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đó giêng hai, chim én gặp mùa,

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”

(Ngữ văn 12, tập 1, trang 106)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Yêu cầu về kĩ năng

- HS biết cách làm một bài NLVH, cụ thể là nghị luận về một đoạn thơ.

- Biết sử dụng hợp lí các thao tác lập luận.

- Bố cục bài sáng rõ, diễn đạt trôi chảy, văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Bài cần các ý chính sau:

а. Giới thiệu tác giả, bài thơ và đoạn trích

b. Các ý cần đạt:

- Đây là các khổ thơ thứ 2,3,4,5 của bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên. Đặt trong nguồn mạch cảm xúc là tấm lòng tri ân đối với nhân dân Tây bắc và niềm khao khát lên đường đi xây dựng cuộc sống, 3 khổ thơ đã thể hiện được những cảm xúc, những kỉ niệm về vùng đất và con người Tây Bắc.

Những kỉ niệm về vùng đất và con người Tây Bắc

- Cảm xúc của tác giả thật dồi dào khi nói đến vùng đất Tây Bắc. Đó là “Xứ thiêng liêng”, “rừng núi anh hùng” bởi chín năm lịch sử làm nên một Điện Biên lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Đó còn là những trăn trở, đau đớn trong tâm hồn của mỗi người Tây Bắc gắn với những đau thương mất mát, là xương máu của đồng đội, của nhân dân trong kháng chiến. Tây Bắc đang thực sự đổi đời dưới ánh sáng của cách mạng và bước đầu đạt được những thành tựu trong xây dựng “Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân” (Khổ đầu của đoạn trích).

Tây Bắc mười năm kháng chiến trở thành dấu son trong lịch sử dân tộc. 10 năm máu lửa đã trở thành ngọn lửa để đời đời tỏa sáng cho dân tộc, cho bao thế hệ Việt Nam tiếp bước. Chú ý chi tiết chỉ thời gian “nghìn năm” (2 câu đầu khổ thơ tiếp).

Niềm hạnh phúc được về với nhân dân được diển tả bằng một loạt hình ảnh so sánh đặc sắc, mang nhiều ý nghĩa. Cách xưng hô thế hiện sự gắn bó thân thiết, gần gũi. Nhịp thơ dồn dập thể hiện sự mong ước, khao khát,mong đợi cháy bỏng. Bởi nhân dân đã cho nhà thơ nguồn sáng dạt dào, nguồn cảm xúc vô tận.

❖ Ba khổ thơ phần nào thể hiện được tấm lòng của tác giả và cũng là của người chiến sĩ - nghệ sĩ với nhân dân Tây Bắc. Đó là lòng tri ân, sự tôn vinh những người đã cưu mang, chở cho cho cách mạng.

Leave a Reply