Cảm nhận về đại từ xưng hô mình - ta trong bài thơ Việt Bắc

HƯỚNG DẪN

Đại từ xưng hô mình - ta hay được dùng trong những lời tâm tình của người Việt. Có khi “mình” để chỉ ngôi thứ nhất (“Giật mình mình lại thương mình xót xa” - Truyện Kiều), có khi để chỉ ngôi thứ hai, chỉ một người nào đó (“Mình về có nhớ ta chăng - Ta về ta nhớ hàm răng mình cười” - Ca dao). Cả hai đại từ mình - ta thường được sử dụng trong mối quan hệ thân tình, thể hiện sự gắn bó khăng khít: Mình với ta tuy hai mà một (Ca dao).bài thơ này, Tố Hữu dùng cặp đại từ mình - ta để gợi không khí ca dao, làm cho tình cảm giữa người ra đi với người ở lại, giữa người cán bộ với người dân Việt Bắc thêm gần gũi, thân mật, tự nhiên, chân tình. Hai đại từ này được Tố Hữu sử dụng rất biến hóa với sự chuyển nghĩa hết sức linh hoạt:

Cảm nhận về đại từ xưng hô mình - ta trong bài thơ Việt Bắc

- Mình về mình có nhớ ta (mình: người cán bộ; ta: người Việt Bắc).

- Ta về mình có nhớ ta (ta: người cán bộ; mình: người Việt Bắc).

- Mình đi, mình lại nhớ mình (chữ mình thứ nhất và thứ hai: người cán bộ; chữ mình thứ ba: cả người cán bộ và người Việt Bắc).

- Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây (ta, gần như chúng ta: cả người cán bộ và người Việt Bắc).

Leave a Reply