Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật người lái đò trong đoạn trích “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân (SGK lớp 12 lập 1 trang 185. NXB Giáo dục 2012)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về: Nguyễn Tuân và thiên tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà”.

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Trên cái nền thiên nhiên vùng Tây Bắc hùng vĩ dữ dội, Nguyễn Tuân đậm tô vẻ đẹp ông lái đò - chất vàng mười của con người lao động nơi đây.

2. Thân bài

- Hình dáng

Ông có một sức sống dẻo dai: cái đầu quắc thước đặt trên thân hình cao to, gọn quánh như chất sừng, chất mun, đôi tay chắc nịch cuồn cuộn thớ thịt như cánh tay của chàng trai trẻ.

Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật người lái đò trong đoạn trích “Người lái đò Sông Đà”

- Tính cách và phẩm chất của ông lái đò

+ Ông lái là một nghệ sĩ chèo đò:

Là người từng trải, hiểu biết và thành thạo công việc của mình

  • Ông vượt thác không chỉ bằng tay, mắt mà còn bằng cả trí nhớ.
  • Ông nắm được kinh nghiệm trong nghề cầm lái.

+ Ông lái đò là một người anh hùng

(Thí sinh tập trung khai thác ở cảnh vật thác)

  • trùng vây thứ nhất: ông xung trận với khí thế nghênh chiến quyết thắng.
  • Ở trùng vây thứ hai: ông chủ động tấn công ngay.
  • Ở trùng vây thứ ba: ông mưu trí phóng thẳng con thuyền, chọc thủng trùng vây vút qua cổng đá, xuyên nhanh qua hơi nước.

+ Vẻ đẹp của ông lái còn được thể hiện lúc ngừng chèo nghỉ ngơi (0,5 điểm)

Lúc ngừng chèo họ không bàn tán một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua. Ông lái đò rất ung dung, thanh thản nướng ống cơm lam, kể chuyện về cá anh vũ, cá dầm xanh... Những câu chuyên rất đời thường phản ánh một tân hồn gắn liền với sông nước dung dị mà tài hoa, cần lao mà nghệ sĩ.

+ Đánh giá:

Ông lái đò oai phong lẫm liệt như một vị danh tướng, trí dũng song toàn, quyết đoán và quyết thắng. Đó cũng là vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của ông mà Nguyễn Tuân khám phá và ca ngợi.

  • Viết về cuộc đọ trí, đua tài của ông lái với thần sông thần đá nơi thác nước sông Đà, Nguyễn Tuân đã sử dụng thành công nhiều biện pháp nghệ thuật như: ẩn dụ, so sánh, nhân hoá... gợi cảm giác mãnh liệt đầy ấn tượng trong lòng người đọc về thiên nhiên và con người Miền tây cực Bắc của tổ quốc.
  • Qua đoạn trích người đọc còn thấy được phần nào ngòi bút tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân trong việc sử dụng ngôn ngữ, kiến thức về âm nhạc điện ảnh, mĩ thuật, quân sự, võ thuật, thể thao...

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề và đánh giá: Ông lái đò là một bài ca về lao động và sự sông. Ông là một sáng tạo nghệ thuật sáng bừng lên vỏ đẹp nhân văn.

Leave a Reply