Vẻ đẹp cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phân tích một vấn đề trong tác phẩm (đoạn trích). Kết cấu chặt chẽ, hành văn trôi chảy, lưu loát; không mắc lỗi về chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp...

2. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở nắm vững nội dung tác phẩm, đoạn trích, hình tượng cây xà nu và nghệ thuật xây dựng hình tượng của Nguyễn Trung Thành, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

Vẻ đẹp cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

- Cây xà nu là một hình tượng đặc sắc bao trùm toàn bộ thiên truyện: từ cảm hứng say mê, mãnh liệt và ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cây xà nu, Nguyễn Trung Thành đã kết cấu truyện theo lối đầu cuối tương ứng, làm nền cho câu chuyện của dân làng Xô Man. Đặc biệt trong đoạn mở đầu, với ngòi bút đầy chất hoạ, chất thơ của Nguyễn Trung Thành, cây xà nu như được chạm nổi trước mắt người đọc với hình khối, đường nét, màu sắc, hương vị...

- Cây xà nu có mặt suốt chiều dài tác phẩm, tham dự vào đời sống sinh hoạt, những sự kiện trọng dại của dân làng đồng thời gắn bó, hoà nhập, ứng chiếu với con người.

- Xà nu vừa mang ý nghĩa tả thực về loại cây của núi rừng Tây Nguyên vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho đức tính, phẩm chất cao đẹp của con người Tây Nguyên trong chiến tranh.

+ Tượng trưng cho những đau thương, mất mát, niềm uất hận...

+ Tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, không bị khuất phục...

+ Tượng trưng cho các thế hệ nhân dân Xô Man kế tiếp nhau trưởng thành...

+ Biểu tượng về con người Tây Nguyên khao khát tự do, vươn theo ánh sáng Cách mạng.

- Hình tượng cây xà nu là thành công xuất sắc trong nghệ thuật dựng truyện của Nguyễn Trung Thành: cảm xúc dào dạt, ngôn ngữ chọn lọc, giàu hình ảnh, giàu chất thơ. Nó đem đến cho thiên truyện cảm hứng sử thi hào hùng, tráng lệ.

Leave a Reply