Chứng minh chân lý bài thơ: Không có việc gì khó / Chỉ sợ lòng không bền / Đào núi và lấp biển / Quyết chí ắt làm nên

Bài tham khảo 1

Hồ Chí Minh một nhà lãnh tụ tài ba một vị cha già kính yêu của dân tộc. Bác được mọi người yêu mến kính trọng và luôn nhắc nhở mọi người cũng như thế hệ trẻ rằng:

Không có việc gì khó 

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển 

Quyết chí ắt làm nên.

Những câu thơ, lời nói bài viết của Người là những chân lý được nêu ra trong cuộc sống: Con người ta nếu có ý chí nghị lực thì nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách như thế nào đi chăng nữa. Chân lý đó đã được khẳng định và chứng minh trong chính câu nói của Bác Hồ.

Chỉ sợ lòng không bền

Lời thơ của Bác trong sáng, giản dị, dễ nhớ,dễ thuộc như những câu nói thường ngày của Người : không có bất cứ việc gì khó, chỉ sợ ta không có có lòng kiên trì nhẫn lại, công việc dù gian lao khó nhọc đến đâu chỉ cần ta cố gắng sẽ đạt tới mục đích và hướng tới sự thành công. Hình ảnh '' đào núi và lấp biển '' mang tính chất ước lệ, tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng như khó có thể vượt qua. Bài thơ của Bác tượng trưng cho một chân lý đẹp đẽ đầy tính nhân văn: có lòng kiên trì bền bỉ nhất định sẽ thành công. Chân lý ấy giản dị biết bao và cũng đã có biết bao người học tập và noi theo, họ đã dùng hết ý chí của mình để chứng minh chân lý đó.

Từ thời xa xưa ý chí nghị lực đã được tìm thấy ở mỗi người nó giúp con người vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống để tiến tới thành công. Dù phải chịu nhiều gian khổ thậm chí là hy sinh cả tính mạng của mình nhưng nhân dân ta vẫn không hề lùi bước. Chúng ta đã chiến thắng và đánh đuổi được thực dân Pháp, đế quốc Mỹ ra khỏi đất nước mang lại hòa bình cho dân tộc. Chiến thắng đó chính là chiến thắng ý chí, nghị lực. Không chỉ có vậy, ta còn thấy được ý chí, nghị lực. Không chỉ có vậy ta còn thấy được ý chí nghị lực của người Việt nam qua bao tấm gương sáng vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay. Trong bao tấm gương đó có anh Nguyễn Ngọc Ký. Anh là người bị liệt hai tay từ nhỏ, hai bàn tay không thể viết được. Thấy các bạn trang lứa được đi học còn anh thì ở nhà, anh rất buồn và cảm thấy mình bất hạnh. Nhưng với ý chí nghị lực của mình anh không cam chịu số phận anh đã tập viết bằng hai chân rất khó khăn. Song không nản lòng cuối cùng anh đã thành công và thực hiện được ước mơ trở thành thầy giáo. Anh chính là một tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Tuy nhiên trong thực tế không phải ai cũng nhận thức được vai trò của ý chí, nghị lực. Có những người chỉ biết đến mình mà không biết nghĩ đến người khác. Đặc biệt trong ngày nay những thanh niên hư hỏng thường gây ra những tệ nạn xã hội như ma túy,nghiện hút, đua xe,... do người xấu rủ rê. Dda số những người có ý chí nghị lực đều xuất phát từ những người có hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương cũng từ đó mà vươn lên thành đạt. còn những người không có ý chí nghị lực thường là những người xuất phát từ sự ngu muội, không có lòng tin vững vàng vào chính bản thân mình. Họ bị xã hội phê phán lên án và bị mọi người ghét bỏ.

Chân lý của bài thơ trên hoàn toàn đúng. Từ đó ta hiểu rằng sống phải có ý chí nghị lực. Có như vậy thì cuộc sống mới ý nghĩa và chúng ta sẽ trở thành những người thành đạt, những người có ích, không hổ thẹn với bản thân với mọi người và đất nước.

Bài tham khảo 2

Trên bước đường tiến tới thành công, con người ta cần phải có sự góp nên của rất nhiều yếu tố. Đó có thể là năng lực, môi trường, gia đình nhưng có lẽ điều cốt yếu nhất là chính là ý chí quyết tâm, lòng kiên trì bền bỉ. nói về phẩm chất đó Bác Hồ đã từng khuyên bảo rằng:

“ Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Không có việc gì khó

Bác đã dạy bảo chúng ta một chân lí trong cuộc sống: nếu có ý chí, quyết tâm thì dù công việc khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua. Chân lí đó được thể hiện trong cuộc sống khẳng định và chứng minh. Lời thơ giản dị, dễ hiểu đã để lại cho ta một triết lí sống ở đời thật bổ ích. Hình ảnh “đào núi và “lấp biển” mang tính ước lệ và khái quát tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng rất khó thực hiện. Bài thơ Bác đã phản ánh một chân lí giàu tính nhân văn: nếu có ý chí, nghị lực thì nhất định sẽ đạt được ước mơ. Chân lí giản dị biết bao và cũng có biết bao con người trên thế gian đã mang hết sức lực chứng minh điều đó

Đó là những tâm gương như Nguyễn Ngọc Kí. Thuở nhỏ thầy vị liệt cả hai tay không viết được. trải qua bao đau đớn về thể xác, nhưng bằng ý chí và tinh thần ham học nên thầy tập viết chữ bằng chân. Trở thành một học sinh ưu tú khiên ai ai cũng ngưỡng mộ. Một người thầy ưu tú mẫu mực, là hình tượng tấm gương phấn đấu cho bao người. hay bác Lương Định Của là nhà nghiên cứu về nông nghiệp. để tạo một giống lúa mới có năng suất coa hơn, bác phải làm việc vất vả cực nhọc. hằng ngày từ tờ mờ sáng đất bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạp lập đáp ứng tốt yêu cầu tình hình đất nước đã ghi công sự kiên nhẫn, bền bỉ trong nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời.

Những trường hợp kể trên chỉ một trong vô vàn những tấm gương đầy nghị lực trong cuộc sống mà chúng ta không thể thống kê hết được. còn nhiều hơn nữa những con người phi thường đã được tôn vinh. Cùng thế hệ chúng em, những tấm gương đó đã và đang động viên chúng em vượt qua bao khó khăn đồng thời tận dụng những thuận lợi của hoàn cảnh để nỗ lực đạt được những thành tích tố nhất trong học tập, sáng tạo

Bốn câu thơ của Bác Hồ là một lời khuyên vô cùng quý báu. Bằng trí tuệ, Người đã vạch ra chân lí đúng đắn cho thế hệ trẻ, bằng tráu tim tràn đầy nhiệt huyết. Bác ân cần khuyên nhủ, động viên mọi thế hệ hôm nay và ngày mai có được đường hướng đúng đắn để trở thành người có ích hơn cho xã hội sau này – những chủ nhân tương lai của đất nước.

Leave a Reply