Cổ ngữ có câu "Hai chữ "lần lữa" đủ hại cả đời". Anh (chị) nghĩ như thế nào
DÀN BÀI
1. Mở dầu
- Nhân loại có nhiều người siêng năng, cần cù... nhưng cũng không thiếu những kẻ chây lười.
- Dân tộc ta có dức tính năng nổ, hăng say... Tuy vậy cũng không thiếu những kẻ không thiết tha đến công việc nhưng lại muốn thành công hơn người.
- Khuyên bỏ thói hư, tật xấu ấy: “Hai chữ “lần lữa” đủ hại cả đời”.
2. Thân bài
A. “Lần lữa”: có nguyên câu “rày lần mai lữa” có nghĩa là hẹn ngày mai, hẹn rày hẹn mai, không chịu làm ngay công việc đã được giao phó. Hai chữ thôi nhưng lại là tâm lí thường ngày, là thói quen khó vứt bỏ, là căn bệnh khó trị của con người.
- “Cả đời” là trọn đời, trước hết là sự nghiệp, ý nghĩa sống hết sức lớn lao của con người.
* Sự làm biếng, trì hoãn công việc khiến hỏng việc, hỏng cả đời.
B. Bl: Cố nhân hiểu rõ đặc tính “lần lữa” luôn chờ dịp đế tấn công và chiến thang những đức tính siêng năng, cần mẫn... cùng sinh hoạt trong con người. Có những mặt, những đức tính đối lập trong cùng một con người: vui - buồn, hiền - dữ, thiện - ác, siêng năng - lười biếng... ở mỗi cá nhân đang sống. Không nhắc nhở đề mỗi cá nhân đề phòng thì sự lần lữa sẽ trỗi dậy.
B2: Sự thành công của công việc gắn bó với thời gian và khả năng làm việc cùng với những trắc trở bất ngờ có thể xảy ra. Khi người khác giao công việc cho mình thì người ấy dã ước lượng những điều ấy trong mỗi người. Sự “lần lữa” có thề làm công việc thất bại, bị đuổi việc, mất niềm tin: hỏng cả đời. Phải mất nhiều công sức, phải hối lỗi mới có thể tạo lại niềm tin.
B3: Cổ nhân coi trọng “cả đời” là có nghĩa coi trọng cả cuộc đời. Nói như Nguyễn Công Trứ:
“Có trung hiếu đứng trong trời đất
Không công danh thà nát với cỏ cây”
Công danh sự nghiêp không tự đến mà mỗi cá nhân phải dày công tìm kiếm bằng sự siêng năng, cần cù. Lỗ Tấn đã từng nói: "Trên đường thành công không có vết chân của kẻ lười biếng”.
- Lấy sự thành công của con người để thấy rõ hơn câu cổ nhân đã nói là đúng.
- Các nhà khoa học như Ác-si-mét. Ma-ri-e Cu-ri-e....
- Các nhà y học như Pa-xtơ, Yer-sin... và những người tìm ra virus HIV/AIDS: giáo sư Mon-ta-guy...
- Các Mác, Ăng-ghen...
1. Nhất là những người tố chức kháng chiến chông lại kẻ thù xâm lược ở bất cứ quô'c gia nào. Đánh giặc, trước cái chết đang đổi diện với mỗi người, sự “lần lữa” rõ ràng không chỉ hại cho “cả đời” của một người mà là cả quốc gia, dân tộc.
B4: Với học sinh, sự “lần lữa” là gần gũi và rõ ràng nhất. Bằng cấp để làm nên sự nghiệp là một chuỗi siêng năng lâu dài mà chỉ cần “lần lữa” mang lại tai hại cho kết quá của một năm (ở lại lớp - thi rớt) cũng đã hại một đời.
B5: "Lần lữa" nhiều lần sẽ trở thành thói quen, rồi trở thành căn bệnh nặng. hỏng cả đời.
3. Kết bài
Câu nói của cố nhân nhưng tư tưởng vẫn mới.
- Giữa cuộc sống đua tranh hiện nay, sự “lần lữa” lại càng phải tránh xa vì nó càng làm hỏng con người nhanh hơn.
“Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người
Những người lêu lỏng chơi bời
Cùng là lười biếng ta thời tránh xa”
BÀI LÀM
"Lười biếng là bà mẹ, bà mẹ ấy có một dứa con trai là trộm cắp và một đứa con gái lá đói rách" (Huy-gô). Không những thế, sự lười biếng còn là tác nhân chủ yếu của một căn bệnh nguy hiểm trong xã hội, bệnh "lần lữa". Căn bệnh này trước hết không tấn công vào thế xác con người mà nó đi từ ý thức, rồi từ đó đến hành động và cả cuộc đời mỗi "bệnh nhân”. Nhận thức rõ tác hại ghê gớm của nó, người xưa đã có câu khuyên răn con người bỏ thói hư tật xấu này qua việc nhấn mạnh sức phá huỷ cả căn bệnh "lần lữa" đôi với nhân loại: "Hai chữ "lần lữa" đủ hại cả đời".
Căn bệnh “lần lữa” là căn bệnh của tâm lí, thói quen lười biếng, chú quan trong công việc, cuộc sống. Nó thường được nói với đến với nguyên câu là “rày lần mai lữa”, cho ta thấy người mắc phải căn bệnh này thường hay hẹn hò đối với công việc trước mất, hiện tại. Việc hôm nay thì hẹn ngày mai, lúc này hẹn lúc khác, ít chịu giải quyết một cách dứt khoát, nhanh chóng đổi với công việc, mãi "nước đến chân mới nhảy". Và "lần lữa" là một căn bệnh vô cùng tai hại, nó ảnh hưởng đêh kết quả lao động, cuộc sống, tương lai của con người. Đưa ra câu nói "Hai chữ "lần lữa" đủ hại cá đời", người xưa đã gửi đến một lời nhắc nhở, khuyên răn về tác hại to lớn của "lần lữa".
Cô nhân hiểu rõ đặc tính “lần lữa” luôn chờ dịp để tấn công và chiến thắng những đức tính siêng năng, cần mẫn cùng tồn tại trong con người, những đức tính có những mặt đô'i lập: vui - buồn, hiền - dữ, thiện - ác, siêng năng - lười biếng.. trong mỗi cá nhân đang sống. Và nếu không được nhắc nhở thì sự lần lữa sẽ trỗi dậy và chính điều đó phần nào chứng minh bản lĩnh của mỗi người trong việc chiến thắng bán thân mình. Mỗi người đều là một người nên tính cách không hoàn toàn giống nhau. Nhưng công việc đánh giá một con người: cần cù hay lười biếng đều thế hiện trong kết qua cuối cùng. Làm thì được hưởng còn nếu không làm thì chẳng được gì. Đó chính là quy luật nhân quả.
Sự thành công của công việc gắn với thời gian và khả năng làm việc cùng với những trắc trở bất ngờ có thể xảy ra. Khi người khác trao công việc cho mình là người ấy đã ước lượng điều ấy trong mỗi người và họ đã đặt niềm tin vào khả năng thực hiện công việc của mình. Chính sự "lần lữa" có thể làm công việc thất bại, mất niềm tin, hỏng cả đời và phải mất nhiều công sức, phải “hối lỗi” mới có thể tạo lại niềm tin. khi niềm tin chính là thước đo cho mỗi người. Điều đó thể hiện rất rõ trong việc người có tất cả và người không có gì. Trong cùng một công việc, người được sự tín nhiệm của mọi người và có người lại không được. Đó chính là sự nhận thức trong công việc. Siêng năng làm việc thì đạt kết quả tốt còn nếu không làm mà muốn hưởng công thì “cây kim trong bọc có ngày cũng lòi ra” và sẽ mất sự tín nhiệm của mọi người.Và chắc chắn điều đó dồng nghĩa với việc sẽ luôn thất bại trong mọi công việc nếu không biết sửa đổi. Và điều này ảnh hưởng đến cả đời.
Cố nhân coi trọng “cả đời” là có nghĩa coi trọng cả cuộc đời. Nói như Nguyễn Công Trứ:
"Có trung hiếu dứng trong trời đất
Không công danh thà nát với cỏ cây"
Công danh sự nghiệp không tự đến mà mỗi cá nhân phải dày công tìm kiếm bằng sự siêng năng cần cù, sự nỗ lực cúa bản thân. Không ai mà bỗng dưng nhận được thành công mà không bỏ ra công sức. Lỗ Tấn đã từng nói: "Trên đường thành công không có vết chân của kẻ lười biếng". Và đã có những con người đã chứng minh câu nói ấy của cổ nhân là đúng. Các nhà khoa học như Ac-si-mét, Ma-ri-e Cu-ri-e... Các nhà y học như Pa-xtơ, Yer-sin...; những người tìm ra virus HIV/AIDS như giáo sư Mon-ta-guy hay Các Mác. Ăng-ghen.... Nhất là những tồ chức kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lược ở bất cứ quốc gia nào. Đánh giặc, trước cái chết đang đối diện với mỗi người, sự "lần lữa" rõ ràng không chỉ hại cho "cả đời" của một người mà là cả quốc gia, dân tộc. Sự lần lữa khiến con người rơi vào thế bị động và đất nước chịu cảnh nước mất nhà tan. Quả thật tác hại của “lần lữa” to lớn biết chừng nào.
Nghiêm trọng hơn, căn bệnh quái ác ấy còn lăm le đe doạ nhiều bạn trẻ, sinh viên, học sinh, tương lai của đất nước. Bằng cấp đế làm nên sự nghiệp chính là chuồi ngày siêng năng lâu dài vậy mà chỉ cần một lần “lần lữa” mang lại tai hại cho kết quả của năm đó (ớ lại lớp - thi rớt). “Lần lữa” nhiều lần sẽ trở thành thói quen, một nếp sống rồi trở thành căn bệnh nặng - hỏng cả đời. Mười hai năm ăn học, biết bao cố gắng nỗ lực. Vậy mà chỉ vì một phút lần lữa mà đánh mất tất cả. "Kiếm củi ba năm đốt một giờ". Dó là một bài học quá đắt, để lại cho người ta sự thất vọng, chán chường. Vậy có đáng hay không?
Mỗi người sống trong một xã hội đều có thế học tập mọi người xung quanh. Có biết bao tấm gương về sự nỗ lực, cố gắng và thành công trong công việc. Nếu ai cũng “lần lữa” thì xã hội này sẽ ra sao? Dù là câu nói cố nhân nhưng tư tưởng vẫn luôn mới. Giữa cuộc sống đua tranh hiện nay, mỗi người đều phải tự khẳng định chính mình trước mọi công việc. Sự cố gắng, nỗ lực chính là kim chỉ nam cần thiết để mỗi người làm tốt công việc của mình. Sự “lần lữa” lại càng phải tránh xa vì nó càng làm hỏng người nhanh hơn. Vì vậy mà:
"Thói thường gần mực thỉ đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người
Những người lêu lỗng chơi bời
Cùng là lười biếng ta thời tránh xa"