“Con người không cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ tìm thấy ánh sáng” (Bokle). Suy nghĩ và bình luận

DÀN Ý

1. Mở bài:

Giới thiệu câu nói của Bolke.

2. Thân bài

- Lời nhận định chung đúc nên một quan niệm sâu sắc về quá trình nhận thức của con người: Nhận thức được mặt trái của vấn đề là động lực giúp con người hành động theo chiều hướng tích cực.

- Quan niệm ấy được nhìn nhận trên nhiều cơ sở đầy thuyết phục.

- Quan niệm ấy đi từ lí thuyết khoa học duy vật biện chứng của triết học: mọi sự vật, sự việc đều tồn tại hai mặt đốì lập song song tồn tại được khái quát qua hai hình ảnh “bóng tối” và “ánh sáng”. Đồng thời nó còn bắt nguồn từ ý chí, nghị lực hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

- Quan niệm ấy còn được soi sáng nhờ “ngọn đèn” thực tế

+ Có cảm nhận được nỗi cay đắng của thất bại mới có ý chí, quyết tâm vươn lên dế đạt tới thành công.

+ Có trong tận cùng đau khổ mới thấy ý nghĩa của hạnh phúc.

+ Có thấy hết bóng tối của sự bảo thủ, trì trệ, lạc hậu mới làm con người quyết tâm vươn tới ánh sáng văn minh tiến bộ....

Câu nói thể hiện một suy nghĩ, quan niệm tiến bộ, đề cao nghị lực con người, thế hiện hướng tích cực trong nhận thức của nhân loại.

Câu nói cho ta một bài học quý báu về cách nhìn nhận vấn đề trong cuộc sống.

3. Kết bài:

Lời nhận định của Bolke là một quan niệm tiến bộ, tích cực về quá trình nhận thức của con người. Đến hôm nay, quan niệm ấy vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống.

BÀI LÀM

Trên bước đường tìm đến bến bờ văn minh và tiến bộ, nhân loại đã khám phá ra biết bao thành tựu tư tưởng quý giá, có ý nghĩa như những chiếc chìa khoá trong việc mở cửa tương lai. Một trong những chiếc chìa khoá vàng được gìn giữ cho đến ngày nay chính là bài học đi từ mặt trái của sự vật, sự việc đến mặt tươi sáng hơn. Và trong tiếng nói riêng của mình góp vào cái nhìn của nhân loại, Bokle đã bắt một sợi dây đồng tình với quan niệm thế giới khi đưa ra suy nghĩ về con đường đi đến những điều tốt đẹp của cuộc sống rằng: “Con người không cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giò tìm thấy ánh sáng”.

Con người không cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ tìm thấy ánh sáng

Con người trải qua cuộc đời của mình giống như đọc qua một quyển sách đa dạng, phong phú. “Cuốn sách cuộc đời” không chỉ mở ra những “trang sách” thơm tho, tươi dẹp mà còn mang đến những trang đời khố đau, bất hạnh. Nhưng chính nhờ những trang sách “xám màu” ấy lại giúp con người trưởng thành, dệt nên những “trang sách” tương lai tươi sáng hơn. Đi từ thực tại đến nhận thức, ta thấy rằng những điều tốt đẹp còn bắt nguồn từ những thứ tối tăm, bẩn thỉu; ánh sáng được nhận biết nhờ có bóng tối; cái tốt được tôn vinh vì con người hiểu rõ cái xấu là gì; ...và điều đó còn đúng với cả trong những bước trưởng thành về lí trí, tình cảm của con người: “Con người không cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ tìm tháy ánh sáng”. Lời nhận định được xây dựng một cách rất khái quát với những hình ảnh mang tính tượng trưng cao, “bóng tối” và “ánh sáng”, qua đó đề cập đến việc nhận thức cuộc sống của con người. Vấn đề ấy dược trình bày theo mối quan hệ nhân quả đi từ “cảm nhận bóng tốỉ” đến “tìm thấy ánh sáng” để rồi chung đúc nên một nhân sinh quan đầy tính khoa học và tiến bộ: Nhận thức được mặt trái của vấn đề là động lực giúp con người hành động theo chiều hướng tích cực.

Có thế thấy rằng quan niệm trên đã đề cập đến một nguyên tắc sống, một phần bán chất của con đường đi đến những điều tươi đẹp của nhân loại. Nguyên tắc, bản chất ấy được định hình trên một cơ sở khoa học rất hợp lí. Trước hết, đó là quan niệm biện chứng duy vật của triết học. Mượn hình ảnh “bóng tối” và “ánh sáng”, Bokle dã đề cập đến hai mặt đối lập song song tồn tại của cuộc sống và ông đã bắt một cây cầu đi theo một chiều tích cực từ “bóng tối” sang “ánh sáng” trong nhìn nhận của mình. Từ đó khẳng định vai trò của “bóng tối” trong việc giúp con người tìm thấy “ánh sáng”. Khổ đau, bất hạnh, cái xấu còn là động lực tinh thần thúc đẩy con người hành động, vươn tới những diều tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, quan niệm trên còn đi từ ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, khát khao lánh xa cái xấu, tìm đến cái đẹp của con người.

Không những thế lời nhận định của Bolke còn được đúc kết từ cái nhìn thực tế, vậy chúng ta hãy dùng thực tế cuộc sống để soi sáng nó.

Xã hội luôn đòi hỏi những cá nhân có ích, mỗi chúng ta luôn phấn đấu trong học tập và lao động để đạt được thành công, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Và trên những chặng đường phấn đấu ây, có cảm nhận được mùi vị đắng cay của thất bại thì con người mới có ý chí quyết tâm vươn lên để đạt tới thành công: "Thất bại là mẹ của thành công". Thế nên sau hàng nghìn thí nghiệm thất bại bằng “phương pháp thử sai”, các nhà bác học vĩ đại như Ê-đi-sơn, Anh-xtanh,... lại càng thêm quyết tâm để rồi phát minh ra bao thành tựu khoa học nổi tiếng.

Nếu như trong cuộc đời của một số người “Người ta chỉ biết giá trị của hạnh phúc khi người ta đánh mất hạnh phúc” (Actes Des Apotre) thì ở một số người cũng biết quý trọng hạnh phúc khi đã trải qua đau khổ, bất hạnh. Chúng ta thấy hạnh phúc trong những điều bình dị khi ta từng đi qua bao sóng gió cuộc đời, ta quý thân thể khi từng bệnh nặng, ta trân trọng tình cảm khi nó được mài sáng qua bao thử thách cám dỗ,.... Và cũng như thế, “mọi trở ngại trong tình yêu chỉ làm cho nó mãnh liệt hơn” (Shakespeare).

Con người trải qua cuộc đời của mình giống như đọc qua một quyển sách đa dạng, phong phú

Bao câu chuyện cổ tích trên thế giới ra đời để cổ vũ cái thiện, cái tốt đẹp cũng bắt nguồn từ sự căm ghét, nhận thức sâu sắc về cái ác, cái xấu xa. Cái ác, cái xấu nhen nhóm cho nhân loại những ước mơ, khát vọng tìm kiếm, xây đựng và tấm lòng trân trọng, giữ gìn cái thiện. Bao em nhỏ có căm ghét, ghê sợ những mụ phù thủy ác độc, những con chằn tinh dữ tợn, những mụ dì ghẻ xấu xa,... thì mới càng thêm yêu mến cô Lọ Lem, nàng Bạch Tuyết, cô Tâm, chàng Thạch Sanh,...

Trong lịch sử loài người từng diễn ra nhiều cuộc cải cách, duy tân, cách mạng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội,... Những bước tiến ấy lại được thực hiện nhờ một sự trưởng thành trong tư duy, suy nghĩ của con người. Cuộc cách mạng tháng Mười Nga do những người công nhân hiểu rõ sự bất công của xã hội tư sản, cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật diễn ra khi Nhật hoàng đương thời nhận thấy sự lạc hậu của đất nước,... Từ chỗ nhận thấy hết bóng tối của sự bảo thủ, trì trệ, lạc hậu mới làm con người có quyết tâm vươn ra ánh sáng của sự tiến bộ, văn minh.

Ý kiến của Bokle đã thể hiện một suy nghĩ, một quan niệm sống rất tiến bộ, tích cực. Trước hoàn cảnh sống khổ đau, không được may mắn, nhiều tăm tối, con người không nên bi quan, quỵ ngã mà phải kiên cường, rút ra bài học để từ đó sống tốt hơn. Đối mặt với một vấn đề, chúng ta nên có nhận thức đầy đủ, rõ ràng về mặt trái của nó dế hướng hành động đến khía cạnh tốt đẹp hơn. Đưa ra lời nhận định của mình, Bokle đã cho ta thấy một phần nguyên nhân, nguồn động lực cho quá trình hình thành, phát triển của con người. Một con vượn cổ muốn chuyển xuống mặt đất sinh sống, một con người muôn thay đổi chế độ phong kiến chuyên chế, một cộng đồng muôn thay dổi hình thái xã hội,... tất cả đều một phần bắt nguồn từ nhận thức sâu sắc đối với cái cũ, cái lạc hậu.

Không chỉ ngừng ở đó, ý kiến ấy còn chứa đựng một bài học quý giá về cách sống. Bài học biết hướng tới những điều tốt đẹp, bài học cổ vũ ý chí, nghị lực của con người. Đó là một kinh nghiệm quý báu cho việc hoàn thiện bản thần về nhân cách, sự nghiệp. Mỗi chúng ta hãy trân trọng và phát huy nó.

Nhân loại không ngừng tiến lên những tầm cao mới, con người không ngừng phát triển thì ý kiến “con người không cảm nhận được bóng tô'i sẽ không bao giờ tìm thấy ánh sáng” của Bolke lại càng được mài sáng và chiếm một vị trí quan trọng. Đến hôm nay, việc nhận thức mặt tiêu cực của vấn đề vẫn là một động lực quan trọng cho sự phát triền, tiến bộ, văn minh. Mỗi chúng ta hãy từ bài học chung mà Bolke đưa đến để rút ra những bài học riêng trong nhận thức, hành động của bản thân.

Leave a Reply