Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên: Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc... Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn

CÁC Ý CHÍNH

Nhịp thơ mang hơi thở trữ tình, sâu lắng với nhân dân nghĩa tình kết hợp với điệp khúc “con nhớ”, “con nhớ” diễn tả nỗi nhớ chồng chất, dạt dào tầng tầng lớp lớp nhân dân, hai tiếng ấy là biểu tượng cao cả của “người anh du kích”, là bà mẹ “nắng cháy lưng” (Tố Hữu).

Lửa hồng soi tóc bạc

Năm con đau mế thức một mùa dài

“Lửa hồng soi tóc bạc” là hình ảnh thơ sáng giá, biểu cảm lung linh, huyền ảo, mơ mơ thực thực và cũng rất “đậm đà lòng son”.

Theo dòng hoài niệm tuôn chảy, mạch thơ dẫn đến những câu thơ có tính chất như là một châm ngôn, triết lí mà con người phải trải qua “cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường” (Tố Hữu - Mẹ con).

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

Đất đã hóa tâm hồn

Nói đến Tây Bắc, tôi lại nhớ đến những vần thơ Anđecxen “nơi có những hẻm núi sương giăng mờ ảo và những chùm hoa thạch thảo tim tím nên thơ” của O. Hen ri. Thơ của Chế Lan Viên, câu thơ mơ mộng: “Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ”, chưa từng đặt chân đến với Tây Bắc “Tấc đất tấc vàng”, Chế Lan Viên thật tài nghệ trong bút pháp liên tưởng so sánh.

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

(Chính Hữu)

Tất cả những quê hương của chúng ta, dù là “rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt” hay “gian nhà không để mặc gió lung lay” thì sự sâu thẳm tâm hồn Việt Nam vẫn vương vấn.

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn

Ai đã từng xa quê hương, đã từng xa những người thân yêu, nơi đó có biết bao nhiêu những kỉ niệm về tuổi thơ thì mới thấm thía ý thơ của Chế Lan Viên. Quả thật “đất đã hóa tâm hồn”, đất đã khơi gợi trong ta những tình cảm trào dâng, nhớ nhung, sục sôi trong huyết quản. Lúc đó, mới thấy được quê hương là đáng yêu, đáng quý, nhớ và thương.

Leave a Reply