Hiện nay, nước ta có nhiều cá nhân, gia đình và tổ chức thu nhận trẻ em lang thang, cơ nhỡ đang kiếm sống trong các thành phố... Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của mình về hiện tượng trên

Hiện nay, nước ta có nhiều cá nhân, gia đình và tổ chức thu nhận trẻ em lang thang, cơ nhỡ đang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của mình về hiện tượng trên

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

* Yêu cầu về kĩ năng

- Học sinh biết cách vận dụng cách thức làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.

- Bài viết phải rõ ràng, mạch lạc, có kết cấu chặt chẽ, ít mắc lỗi về chính tả, cách dùng từ ngữ và ngữ pháp.

- Bài viết ngắn gọn (không quá 400 từ)

* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày vấn đề theo cách hiểu riêng của bản thân, song cần làm rõ một số ý chính sau đây:

1. Nêu hiện tượng cần nghị luận

- Nêu ngắn gọn hiện tượng trẻ em lang thang kiếm sống ở thành phố, thị trấn hiện nay.

- Nêu khái quát những biểu hiện cao đẹp về tinh thần tương thân, tương ái của các cá nhân, tổ chức dành cho trẻ em cơ nhỡ, lang thang.

Trẻ em lang thang

2. Phân tích hiện tượng

- Thực trạng trẻ em lang thang, cơ nhỡ:

+ Hiện tượng trẻ em lang thang, cơ nhỡ còn phổ biến trong xã hội ta

+ Trẻ em không nơi nương tựa, tự kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau: bán vé số, đánh giày, đi ăn xin, thậm chí có những hành vi phạm pháp: trộm cắp, móc túi...

- Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên: Do đói nghèo do tổn thương tình cảm (bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập), mồ côi bố mẹ hoặc do đời sống tình cảm của bố mẹ có vấn dề (ly thân, ly hôn),...

- Hiện nay, những mái ấm tình thương xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp các em hướng thiện, đi đúng hướng, mạnh dạn hoà nhập cộng đồng, sống lành mạnh và văn hoá hơn.

+ Đây là sự quan tâm chia sẻ, lá lành đùm lá rách,... biểu hiện cao đẹp, đáng quý về truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

+ Những tổ chức, cá nhân điển hình: Tổ chức (làng trẻ em SOS, làng trẻ em Hoà Bình, Chùa Bồ Đề - Huế); cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh (Hà Nội) với 800 đứa con tình thương, Anhh Phạm Việt Tuấn (Hà Nội) với mái ấm KOTO,...

- Lên án và kịp thời phát hiện những kẻ bóc lột sức lao dộng và xâm hại trẻ em: buôn bán trẻ em qua biên giới, bắt buộc các em vận chuyển và buôn bán ma tuý,...

3. Thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng nghị luận

- Trẻ em lang thang và cơ nhỡ là vấn đề cần được toàn xã hội quan tâm.

- Xã hội cần có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng này, từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với trẻ em.

- Dùng các biện pháp tuyên truyền, kêu gọi các cá nhân, tổ chức quyên góp cho các hoạt động từ thiện, thành lập đội thanh niên tình nguyện,...

Leave a Reply