“Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn” (Chu Quang Tiềm - “Bàn về đọc sách”). Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên

DÀN Ý

1. Mở bài

- Ai cùng biết đọc sách để mở mang kiến thức, vai trò và vị trí của nó trong con đường học vấn rất quan trọng.

- Từ đó nhận định về câu nói của Chu Quang Tiềm là đúng đắn.

2. Thân bài

Đi vào tìm hiểu quan điểm của Chu Quang Tiềm:

Trình bày các suy nghĩ và ý kiến của mình, và đảm bảo cơ bản các ý:

- Giải thích ý nghĩa của câu nói: học vấn đây là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập. Chúng ta thu nhận được sự hiểu biết không phải chỉ thông qua việc đọc sách mà bằng nhiều con đường khác nhau như học tập ở thầy cô, bạn bè, gia đình, xã hội,..

- Tuy nhiên trong những con đường ấy, đọc sách vẫn là một con đường quan trọng vì “sách là một kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại”, sách ghi chép, cô đúc, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu của loài người qua các thời đại.

- Khẳng định vai trò quan trọng của việc đọc sách đốì với việc học tập:

+ Chính vì sách có tầm quan trọng như đã nêu nên đọc sách là con đường ngắn nhất, quan trọng nhất để tích lũy, nâng cao vốn tri thức, giúp con người chuẩn bị cho “cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát triển thế giới mới". Không thể thu được các thành tựu mới nếu không biết kế thừa thành tựu của các thời kì đã qua.

+ Sách là người bạn tốt, luôn cần thiết cho mọi người dù khoa học - kĩ thuật có phát triển cao.

- Nêu phương pháp đọc sách đúng, có ích cho học vấn.

+ Chọn lựa sách phù hợp với nhu cầu học tập.

+ Có phương pháp đọc sách khoa học (chọn cho tinh, đọc cho kĩ, có thói quen ghi chép những điều quan trọng cơ bản).

- Phê phán những trường hợp chưa thấy tầm quan trọng của việc đọc sách, không chịu đọc sách đế làm giàu vốn tri thức của mình hoặc đọc những loại sách không có ích.

3. Kết bài

Khẳng định lại quan điểm trên của Chu Quang Tiềm.

Rút ra bài học cho bản thân.

BÀI LÀM

Trong toán học, hẳn ta biết được lí thuyết một chiều: từ cái này dẫn đến cái kia là đúng và ngược lại có thể là sai. Tương tự như vậy cũng có quan điểm được đưa về dạng như một định lí, ví như của Chu Quang Tiềm: “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng dọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn”.

học vấn đây là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập

Đúng vậy, học vấn không chỉ là chuyện đọc sách. Học vấn là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập. Nếu lấy mốc là từ lúc ta biết tiếp nhận kiên thức, thì dó là cái mốc không thế xác định chính xác, bởi đôi khi sự tiêp nhận kiên thức của con người rất có thể diễn ra một cách bản năng, chứ không nhằm một mục đích chủ quan nào. Ta học được bất cứ điều gì từ cuộc sống kể cả những kiên thức khoa học và con người - đó là học vấn. Những học vấn ấy ta có thể thụ nhân được từ rất nhiều nguồn trong cuộc sống, học ở thầy cô, bạn bè, xã hội; và tất nhiên trong những nguồn ấy không thể thiếu sự góp mặt của sách.

Sách là kho tàng tri thức nhân loại được lưu lại cho các thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức quý giá và là vô tận đối với mọi người, đặc biệt là học sinh hay rộng hơn là những người trí thức. Mọi thành công của con người đều là sự kết hợp của nỗ lực với tri thức lĩnh hội được từ thầy cô, từ cuộc sông, từ sách vở. Chính vì vậy, ngoài sự tiếp nhận từ thầy cô, bạn bè hay xã hội, thì sách đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu nhận tri thức của mỗi người. Những cuốn sách mở ra cho chúng ta một chân trời mới, giúp chúng ta phát triển khả năng tư duy. Những cuốn sách đem đến cho chúng ta nhiều tư tưởng khác nhau, cung cấp cho chúng ta nhiều kiến thức về các nền văn hoá khác nhau hay giản đơn chỉ là những bài học làm người, những cách đối nhân xử thế... Dù với bất cứ lợi ích gì, sách cũng đều giúp con người trưởng thành trong nhận thức, sâu sắc hơn trong tư tưởng và chín chắn hơn trong suy nghĩ. Đọc sách là một thói quen có mục đích.

Vì vậy đọc sách cũng là một con đường của học vấn cũng như những con đường khác. Tuy nhiên, trong tất cả các con đường ấy, đọc sách là một con đường quan trọng vì “sách là một kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại”, sách ghi chép, cô đúc, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu của loài người qua các thời đại. Từ xa xưa, sách tồn tại không phải ở dưới dạng một cuốn sách làm từ sợi gỗ và trắng sạch như bây giờ mà là những thanh tre, trúc. Từ lâu, con người đã biết đúc kết, ghi lại những điều học tập được trong cuộc sông và khám phá. Sách hình thành từ đó. Vậy sách ghi lại để làm gì? Là để truyền lưu tri thức, truyền lưu những kinh nghiệm sông và cả những quan niệm sống, để người sau tiếp tục khám phá và mở rộng tầm mắt. Và rồi sách trở thành phương tiện để ghi chép, cô đọng, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu của loài người.

Với vai trò là một người con, là một học sinh, là một công dân của một quổc gia và là một trong những người kế thừa những sản phẩm tinh thần của cha ông thì nhiệm vụ của chúng ta là tiếp thu và tích lũy kiến thức đã thu nhận được từ những trang sách. Để kế thừa những đức tính, kế thừa những sản phẩm tinh thần, để đi đúng với tinh thần của cha ông và nâng cao hơn kiến thức của mình. Đọc sách trước hết là một sở thích, một nhu cầu tự thân và cũng là nhiệm vụ của mỗi người.

Những lợi ích của việc đọc sách ta không thế nào nói hết được trong một phạm vi hay trong thời gian nhất định. Sách đúc kết những kinh nghiệm cần thiết cho cuộc sống hiện tại và trcng cả tương lai. Sách là những bậc thang trên con đường vươn tới tri thức. Vì vậy để tiếp tục đi lên chúng ta phải bắt đầu từ những bậc thang cha ông đi trước đã xây nên đề tiếp tục hoàn thiện công trình mang tên tri thức. Theo cách hiểu hình ảnh đó, ta nhận ra được tầm quan trọng của sách ở một khía cạnh nữa. Sách là con đường ngắn nhất và quan trọng nhất để tích lũy, nâng cao vốn tri thức, giúp con người chuẩn bị cho “cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát triển thế giới mới”. Ờ đây là sự thay đổi, phát triển cuộc sống của cá nhân, của cộng đồng liên tục qua từng ngày. Vì vậy sách không bao giờ mất đi cái giá trị mà nó đang ngự trị. Bởi không thế thu được các thành tựu mới nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời kì đã qua. Không chỉ thế, sách còn giúp ta tự bồi dưỡng tư duy lôgic, phương pháp làm việc khoa học và nhất là tư duy sáng tạo trong hoạt động chuyên môn của mình, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, hứng thú học tập, nghiên cứu, lòng yêu nghề nghiệp và thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh cũng như với bản thân mình. Hoàn thành được nhiệm vụ học tập, công tác của người cán bộ khoa học - kĩ thuật ở mọi trình độ.

Nhiều người mới học tham nhiều mà không thực chất, đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuôn sách vô thưởng vô phạt, bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốìi sách quan trọng, cơ bản. Đọc sách thường xuyên là đáng khuyến khích nhưng đi kèm với nó phải là một phương pháp khoa học thì con người mới có thể lĩnh hội được tri thức, tiếp cận được với sự phát triển của khoa học.

Tích cực tư duy khi đọc là một trong những phương pháp tốt nhất để việc đọc sách đạt hiệu quả, đọc sách mà không tư duy thì chỉ làm phí tổn thời gian vô ích. Tích cực tư duy tức phải là luôn luôn có sự suy ngẫm, nhận định vấn đề được đề cập đến; dối chiếu, so sánh chúng với nhau và với những hiểu biết đã có. Từ đó mà rút ra được nội dung cốt lõi của vấn đề, bản chất của những sự việc, hiện tượng và rút ra những bài học, những kiến thức cho bản thân. Trên cơ sở đó, tạo được cái nhìn mới, toàn diện hơn, đúng đắn hơn về một vấn đề nào đó. Ngoài việc giúp cho người đọc tìm thấy bản chất của vấn đề, đọc có tư duy tích cực còn giúp cho người ta phát triển, nâng cao những tri thức đã thu nhận, tìm thấy những điều mới từ những điều đã biết và phát hiện ra những điều chưa biết, cần tránh lối đọc một chiều, lười suy nghĩ, lười ghi chép; đọc thụ động, chấp nhận tất cả, học thuộc máy móc. Nếu luôn tích cực tư duy khi đọc thì mỗi người sẽ thực sự "lớn lên" qua mỗi trang sách.

Học vấn không chỉ là việc đọc sách,

Các nhà triết học nối tiếng như Mác, Lênin rất ham đọc sách và đánh giá cao vai trò của sách trong cuộc sống, coi đố là một công cụ sắc bén, một phương tiện đề nhận thức và tuyên truyền trong cuộc đấu tranh cách mạng. Đọc sách chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc đời hoạt động của C.Mác - nhà tư tưởng, nhà cách mạng thiên tài của giai cấp vô sản toàn thế giới. Mác đã dành nhiều thời gian đọc sách và chính sách báo dã giúp Mác rất nhiều trong suốt cuộc đời lao động sáng tạo của mình. Õng đã từng nói: "Sách là nô lệ của tôi nhưng cũng là người thầy của tôi".

Xu hướng học tập của sinh viên, ngày nay chủ yếu là tự nghiên cứu, thu thập kiến thức trong tài liệu, sách vở... với nhiều loại phương tiện sẵn có, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô. Mặt khác, với sự bùng nổ của thông tin hiện nay, các quan niệm, các nhận định, các phương pháp tiếp cận khoa học ngày càng đổi mới. Sinh viên không dễ có ngay thu hoạch của mình nếu chỉ bằng lòng với “cua” tài liệu mình có, hoặc những gì các giáo sư giảng, mà càng cần phải suy nghĩ, so sánh, suy xét xa hơn để tìm ra thực chát vấn đề cần nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, đọc sách có hệ thống (vì đọc sách là công việc hàng ngày chủ yếu đế thu nhận kiến thức) là bước đầu tạo cho mình thói quen suy nghĩ khi tiếp nhận vấn đề.

Đọc sách có hệ thống có nghĩa là tìm hiểu vấn đề từ gốc, theo một lôgich mà các tác giả dã đặt ra và lí giải trong một điều kiện lịch sử khoa học nào đó. Chính trong quá trình tìm tòi, nghiền ngẫm đó con người có được lòng say mê, ham tìm hiểu cặn kẽ vấn đề để rút ra kết luận hay một vấn đề tâm đắc của mình. Đó cũng là một quá trình sáng tạo, đồng thời giúp ta học tập được phong cách làm việc bền bỉ, kiên trì cách đặt vấn đề, lí giải vấn đề và thậm chí là phản bác lại vấn đề mà các tác giả, các nhà khoa học đã đặt ra.

Sách không bao giờ cũ, đó là món hàng đặc biệt của nhân loại sẽ còn tồn tại mãi mãi cùng sự phát triển của nhân loại, bởi nó là một trong những điều kiện thúc đẩy sự phát triển của con người và xã hội. Thế hệ đi trước đã dùng sách để thắp lên ngọn lửa tri thức trong mỗi con người. Bằng cách đó lửa không bao giờ tắt.

Nói về phương Tây, có rất nhiều sách, và người ta đọc sách và học từ sách cũng rất nhiều (đa số các thiên tài khoa học đều là những người tự học từ sách vở), nghiên cứu rất nhiều, viết sách rất nhiều, nhu cầu đọc sách hầu như không bao giờ ngưng trệ. Không phải vì có nhiều sách, và đọc nhiều sách mà người phương Tây đâm ra “giáo điều”, từ chương, như phương Đông mà bởi vì họ luôn luôn có sách mới, chuyển tải bao ý tưởng mới trên mọi lãnh vực. Họ luôn luôn động não, luôn luôn sáng tạo ra ý tưởng mới, vãn hóa và học thuật luôn luôn đổi mới. Xã hội của họ vì thê' là xã hội dộng. Trước ngưỡng cửa của việc học hành, sự tiếp thu tri thức, bao nhiêu công việc bộn bề đang mở ra đô'i với mọi thế hệ của dân tộc ta. "Không có sách thì không có tri thức...” (Lênin). Vì vậy qua việc đọc sách và những yêu cầu trong việc đọc sách ta đã tự rèn luyện những đức tính cần thiết cho bản thân để phục vụ không những cho mục đích mai sau mà còn nâng cao được khả năng tiếp nhận thông tin và kiến thức từ sách.

Như vậy đọc sách là một trong những con đường của học vấn, của tri thức nhưng con đường ấy là con đường quan trọng và cốt yếu của học vấn và tri thức, vì từ việc đọc sách ta không những rèn luyện được đạo đức, tính sáng tạo và khả năng tư duy, tiếp nhận những giá trị vật chất lẫn tinh thần của cuộc sống mà còn đáp ứng nhu cầu phát triền của xã hội hiện tại: học vấn, vốn tri thức.

Leave a Reply