Nam Cao và Kim Lân đều viết về tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Hãy: a. Phân tích... tác phẩm. b. Chỉ... thúc. c. Phân... phẩm

Đề bài

Nam Cao và Kim Lân đều viết về tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Hãy:

a. Phân tích những khám phá riêng của mỗi tác giả về số phận và cảnh ngộ của từng người dân trong tác phẩm.

b. Chỉ ra sự khác nhau trong cách kết thúc hai thiên truyện. Giải thích vì sao có sự khác nhau ấy. Nêu ý nghĩa của mỗi cách kết thúc.

c. Phân tích nét đặc sắc trong tư tường nhân đạo của mỗi tác phẩm.

Dàn ý chi tiết

1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm

Nêu điểm giống nhau của truyện ngắn Chí Phèo và truyện ngắn Vợ nhặt. Đó là đều viết về tình cảnh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.

2. Khám phá riêng của mỗi tác phẩm về số phận và cảnh ngộ của người nông dân:

2.1. Tác phẩm Chí Phèo

- Số phận của người nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa.

Đồng cảm bi kịch và khao khát lương thiện nhưng bị cự tuyệt ở người nông dân

- Cảnh ngộ: Chí Phèo xuất thân từ một đứa trẻ bị bỏ rơi: Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt bên cạnh một cái váy đụp để bên lò gạch cũ bỏ không, anh rước lấy và đem về cho một người đàn bà góa mù. Người đàn bà góa mù này bán hắn cho một bác phó cối, và khi bác phó cối này chết thì nó bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà khác. Lớn lên, Chí hiền và thực thà, làm canh điền cho Bá Kiến. Có lẽ vì ông Lí Kiến ghen với anh canh điền khỏe mạnh nên Chí Phèo bị bắt đi tù đến bảy, tám năm. Ra tù, về làng cũ, suốt ngày Chí uống rượu, chửi mắng, sẵn sàng vạch mặt ăn vạ thiên hạ và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại: Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen lại mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết... Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai tay cũng thế. Một hôm, Chí Phèo gặp Thị Nở, được chăm sóc, yêu thương, khao khát trở về cuộc sống lương thiện. Khi biết con đường trở về cuộc sống lương thiện đã bị bịt, Chí Phèo đã giết chết Bá Kiến và tự sát.

Trẻ bị bỏ rơi => canh điền => đi tù => quỷ dữ => gặp Thị Nở => tự sát

Chí Phèo là hiện tượng phổ biến ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng và bi kịch của Chí Phèo cũng là bi kịch của người nông dân bị đày vào con đường lưu manh hóa.

2.2. Tác phẩm “Vợ nhặt”

- Số phận người nông dân lương thiện trong nạn đói 1945, kết quả của sự bóc lột của thực dân, phong kiến.

- Cảnh ngộ: Tràng - nhân vật chính của tác phẩm, thân phận nghèo hèn. Anh ta là dân ngụ cư, không ruộng vườn, đất đai, nghèo khó, xấu xí (hai con mắt nhỏ tí, quai hàm bạnh ra, bộ mặt thô kệch...), không lấy nổi vợ. Nạn đói hoành hành: trẻ con ngồi ủ rũ ở những xó tường không buồn nhúc nhích... Những gia đình từ những ngả Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế nhau lên xanh xám dật dờ như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp các lều chợ. Người chết như ngả rạ. Trong cảnh nạn đói kém đó, Tràng nhặt vợ, hạnh phúc xen với bất hạnh. Cùng với Tràng, vợ Tràng, bà cụ Tứ... cũng là chân dung thê thảm trong cảnh đói chết bao quanh.

3. Cách kết thúc

3.1. Tác phẩm “Chí Phèo”

- Kết thúc tác phẩm Chí Phèo, người đọc gặp lại hình ảnh lò gạch cũ đã từng xuất hiện ở phần đầu, khi Thị Nở nghe tin Chí chết đã nhìn nhanh xuống bụng và đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại... Đây là lối kết cấu vòng tròn. Chí Phèo dù giết được Bá Kiến nhưng những người như Bá Kiến vẫn còn đó. Còn Chí Phèo, mặc dù đã tự kết liễu đời mình nhưng những số phận anh ta, mà đứa con trong bụng Thị Nở là hình ảnh, sẽ vẫn đi lại con đường cũ đó.

- Vì sao? Chí Phèo được viết năm 1940, xuất bản năm 1941, trong hoàn cảnh đen tối của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Nam Cao là nhà văn hiện thực, giống như nhiều nhà văn khác, chưa nhìn ra lối thoát cho người nông dân.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện sự bế tắc của số phận người nông dân

+ Hiện tượng Chí Phèo vẫn tiếp tục tồn tại nếu như xã hội còn áp bức (Binh Thọ, Năm Chức, Chí Phèo con).

3.2 Tác phẩm “Vợ nhặt”

- Kết thúc tác phẩm: Sau đêm đầu tiên có vợ, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa mới ở trong mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Gia đình Tràng dù ăn bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại... nhưng cả nhà đều ăn ngon lánh. Bà cụ Tứ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với cô con dâu. Giữa lúc đó, ngoài đình tiếng trông thúc thuế dồn dập, vội vã... Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi... Hắn đang nghĩ đến việc những người đi phá kho thóc Nhật. Khi vợ hỏi đấy có phải là Việt Minh không, anh ta không trả lời, nhưng trong ý nghĩ hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước là lá cờ đỏ thắm. Nếu đầu tác phẩm mở ra cảnh Tràng bước ngật ngưỡng trên con đường khẳng khiu vào lúc chạng vạng mặt người để trở về với cái xóm ngụ cư đói rách, thì kết thúc lại là một buổi sáng với hình ảnh, dù chỉ ở trong đầu, về đoàn người đi phá kho thóc của Nhật và lá cờ đỏ của Việt Minh.

người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945

- Vì sao? Vợ nhặt, tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, dù viết về người nông dân trước Cách mạng, nhưng tác phẩm được nhà văn sáng tác sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Tiểu thuyết này sau đó bị mất bản thảo, khi hòa bình lập lại (1954) dựa vào cốt truyện cũ tác giả viết thành truyện ngắn Vợ nhặt. Điều này có ý nghĩa, khi sáng tác, nhà văn đã nhìn thấy sự đổi đời ở người nông dân.

- Ý nghĩa: Mở ra hướng đi cho nhân vật, thể hiện niềm tin vào tương lai. Tràng và những người chung quanh tuy đang sống trong cảnh đói rách thảm hại, nhưng họ đã hình dung được những ngày vui sướng ở phía trước. Mặt khác, qua Vợ nhặt, Kim Lân còn khẳng định, khi người nông dân bị đày đến đường cùng thì sự hướng đến cách mạng là họ tự nhiên và tất yếu.

4. Tư tưởng nhân đạo

4.1. Tác phẩm “Chí Phèo”

- Tố cáo giai cấp phong kiến trong xã hội cũ đã đẩy người nông dân lương thiện vào tình trạng tha hóa, lưu manh hóa, huỷ hoại họ cả về ngoại hình và nhân tính.

- Thể hiện niềm tin vào bản chất lương thiện của nông dân lao động. Khẳng định nhân phẩm đẹp đẽ vốn có ở họ cả khi bị tha hóa.

- Đồng cảm bi kịch và khao khát lương thiện nhưng bị cự tuyệt ở người nông dân.

- Là tiếng kêu khuẩn thiết hãy cứu lấy quyền sống, quyền làm người lương thiện cho những người nông dân cùng khổ.

4.2. Tác phẩm “Vợ nhặt”

- Đồng cảm với tình trạng đói khổ cùng cực của người lao động.

- Ca ngợi tình người tốt đẹp ở người nông dân. Khi lâm vào cảnh đói rách, những con người ấy vẫn cưu mang, đùm bọc nhau.

- Thể hiện khát vọng nhân bản của con người: Dù đói khổ vẫn khao khát một mái ấm gia đình, khao khát hạnh phúc và sự đổi đời.

Leave a Reply