“Nếu đứa trẻ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim của người bạn...thì đứa trẻ chẳng bao giờ trở thành con người chân chính”. Anh (chị) hãy bày tỏ ý kiến của mình về nhận định trên của nhà sư phạm Xukhômlinxki. (Yêu cầu lập dàn bài đại cương)

“Nếu đứa trẻ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim của người bạn, người anh em, của bố mẹ mình hoặc của bất cứ một đồng bào nào mà em gặp, nếu đứa trẻ không biết đọc trong mắt người khác điều đang xảy ra trong trái tim người đó thì đứa trẻ chẳng bao giờ trở thành con người chân chính”. Anh (chị) hãy bày tỏ ý kiến của mình về nhận định trên của nhà sư phạm Xukhômlinxki. (Yêu cầu lập dàn bài đại cương)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Đề nêu lên ý nghĩa của lòng đồng cảm đối với việc trở thành con người chân chính, đề cao năng lực đọc ra trong mắt người khác những điều đang xảy ra trong trái tim họ, lên án thói dửng dưng đối với người khác.

Liệu tác giả có thổi phồng vấn đề quá không? Năng lực đồng cảm có quan trọng đến thế không? Em hãy luận giải xem, có đồng tình với tác giả không?
Trước hết hãy giải thích lòng đồng cảm, năng lực hiểu được trái tim người khác. Sau đó đánh giá tầm quan trọng của nó đối với việc hình thành nhân cách con người. Cuối cùng bày tỏ thái độ đồng tình đối với suy nghĩ của nhà sư phạm.

Đồng cảm

DÀN BÀI

1. Mở bài: Giới thiệu câu nói của Xukhômlinxki và tư tưởng của ông cùng tầm quan trọng của nó.

2. Thân bài

- Người chân chính là người thế nào? Lòng đồng cảm có vị trí như thế nào đối với con người chân chính?

- Người dửng dưng, vô cảm là người như thế nào?

- Trái với người dửng dưng, người biết đồng cảm là như thế nào?

- Mối quan hệ giữa năng lực biết đồng cảm và con người chân chính.

3. Kết bài: Tư tưởng Xukhômlinxki là một tư tưởng đúng đắn và sâu sắc.

Leave a Reply