Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Minh Châu

- Tình huống của truyện như đã nói có khả năng bộc lộ tốt nhất tính cách các nhân vật.

- Người kể chuyện trong Chiếc thuyền ngoài xa là nhân vật chính, Phùng, người nghệ sĩ nhiếp ảnh vôh xuất thân là lính. Nhưng có lúc, người kể chuyện lại là người đàn bà. Cách kể như vậy đem lại sự chân thực, sinh động của lời kể. Cảnh người chồng đánh vợ, tất nhiên sẽ chân thực hơn nếu nhìn từ góc độ của người chứng kiến và từ góc nhìn đó, dễ hiểu phản ứng của người chứng kiến: "Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới". Người kể chuyện vừa kể sự việc, vừa bình luận, phân tích tâm lí chính mình, ví dụ "Chỉ mấy lời mào đầu ấy, người đàn bà đã mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt. Điệu bộ khác, ngôn ngữ khác. Cũng phải nói thật, những lời ấy, nhất là đấy lại là lời một người đàn bà khôn khổ, không phải dễ nghe đốì với chúng tôi: Dầu mặt hãy còn trẻ, Đẩu cũng là một chánh án huyện. Còn tôi, một người đáng lẽ mụ phải biết ơn...". Đây là nghệ thuật giúp cho câu chuyện được kể linh hoạt, sinh động, hấp dẫn.

Nghệ thuật kể chuyện Nguyễn Minh Châu

Khi người vợ trong vai người kể chuyện thì việc lí giải sự nhẫn nhịn của chị ta mới chân thực, gây được bất ngờ cho người nghe. Trong đoạn này, xen kẽ lời kể của "tôi", tức nhân vật Phùng, với lời kể của người phụ nữ. Chị ta tự kể về mình, tự phân tích tâm lí mình, tự đánh giá cách hành xử của mình, cách nghĩ của người phụ nữ tỏ ra rất xưa cũ nên gây bất ngờ ngạc nhiên, làm sụp đổ những thành kiến cũ của Phùng.

- Ngôn ngữ nhân vật được Nguyễn Minh Châu rất quan tâm. Nhân vật người chồng vũ phu có thứ ngôn ngữ rất tương hợp với cái vẻ ngoài bản năng, dữ dằn của y, góp phần tạo hình nhân vật. Trong truyện y chỉ nói có hai câu, trong đó đều có những chữ như giết, chết di, mày, chúng mày: "Cứ ngồi nguyên đấy Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ", "Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!".

Ngôn ngữ của người vợ thể hiện sự nhẫn nại, cam chịu của người phụ nữ đã bao năm quen với bạo lực gia đình. Đây là một người lao động, quen nói thật, nói thẳng ý nghĩ. Vì thế, không phải dễ nghe đối với Phùng và Đẩu, người chánh án.

Leave a Reply