Nghị luận: Tình yêu thiên nhiên của Bác đối với trăng trong bài Ngắm trăng

Tâm hồn yêu thiện nhiên của Bác Hồ thể hiện trong nhiều bài thơ ví về trăng.một điều khác với các nhà thơ xưa, Bác Hồ ít có dịp được ngắm trăng vào những khi trà dư tửu hậu. Bác ngắm trăng vào những khi làm xong một công việc hoặc trong những đêm không ngủ được vì lo việc nước.chỉ có một lần thơ bác đơn thuần nói việc ngấm trăng, ấy là lúc Bác Hồ ở tù.bài "ngắm trăng" trong tập 'nhật kí trong tù" là một bài thơ trăng đặc sắc:

"trong tù không rượu cũng không hoa

cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

trăng nhóm khe cửa ngắm nhà thơ"

Trong tù không rượu cũng không hoa

Đầu đề bài thơ là 'ngắm trăng". ngắm trăng thể hiện một hành động, một thái độ của một người.đối tượng của thái độ, hành động ấy, là "trăng".một con người và một sự vật.khái niệm trăng không mang theo một thuộc tính nào về hoàn cảnh, điều kiện hya tính chất.ta không rõ đây là trăng ở mùa nào trong 4 mùa, ở giai đoạn nào trong tháng :thượng huyền, hạ huyền, hay giữa tháng? trăng khuyết hay trăng tròn/ trong nhiều bài thơ khác của bác, nhiều khi do yêu cầu của thị hứng, trăng được xác định cụ thể.nhưng rất nhiều khi trăng chỉ là trăng, nó có ý nghĩa với nàh thơ chỉ vì nó là trăng, chứ không vì cái gì khác

Trong bài thơ "ngắm trăng" này, từ đầu đề cho đến cuối bài thơ là thứ trăng như vậy.đấy là cảm xúc, là tình cảm của nhà thơ trước một sự vật mà nhà thơ tìm thấy chính ở đó niềm rung cảm, sự đồng điệu.đây là cuộc tìm đến, cuộc gặp mặt trực típ, không cần một môi giới nào.trăng là bản thân đề tài, toàn bộ đề tài, toàn bộ nguồn rung cảm của nhà thơ.

Trong một bài thơ đường luật, 2 tiếng đầu tiên thường rất quan trọng, bởi vì nó thường quyết định ý tứ của bài thơ.mở như thế nào thì đóng cũng phải cho tương xứng thế đó.bài thơ này mở bằng 2 tiếng "trong tù".như vậy từ trăng đến việc ngắm trăng đều là trong khuôn khổ của 2 tiếng ấy.

Trong tù, ấy là một hoàng cảnh đặc biệt, là một kỉu sinh hoạt bất bình thường, nếu dùng chữ của bác thì đó là một kiểu sinh hoạt "phi nhân loại".ngắm trăng trong một hoàn cảnh "phi nhân loại" như thế, liệu thái độ của người trong hoàn cảnh ấy sẽ ra sao, liệu có trờ nân "phi nhân loại" không?

Cả câu thơ thứ nhất là nói về hoàn cảnh:

"trong tù không rượu cũng không hoa"

Nếu 2 tiếng "trong tù" nói về cái chung của hoàn cảnh thì những tiếng típ theo nói đến cái riêng của hoàng cảnh ấy: "không rượu cũng không hoa".sao lại nhắc đến chiện hoa với uợu ở đây?hóa ra, hoa và rượu là những thứ "phương tiện kèm theo" không thể thiếu được để ngắm trăng đối với các thi nhân xưa nay.

Nguyễn du đã từng viết:

"Khi chén rượu khi cuộc cờ,

khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên"

(truyện kiều)

Cho nên, "không rượu cũng không hoa" là một điều đáng chú ý.ừ , cứ cho rượu là thứ khó kiếm, nhưng còn hoa, chiện bt` với mọi người, trong hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù, cũng không thể nào có được.đó là chỗ "phi nhân loại" của nhà tù đồng thời là một hoàn cảnh "phi nhân loại" đối với một nhà thơ nữa.

Từ câu thứ nhất ấy, câu thứ 2 bỗng nổi bật lên:

"cảnh đẹp đêm nay khó hửng hờ"

Câu thứ nhất như một sự trối buộc chặt chẽ khắc nghiệt, một sự trì kéo hàng ngàn cân, thì câu thứ 2 bay vút lên, nhẹ nhàng, thanh thản như chưa từng bị trối buộc, trì kéo bao giờ cái sức trì kéo trối buộc là nặng nề khắc nghiệt đối với ai kia.câu thơ được ví ra tưởng như không qua một cố gắng nào.dây trói tự nó đứt, tâm hồn cứ thế mà bay lên, bay lên, tưởng như toàn bộ sức nặng của sự ràng buộc lại chính là nguồn sức mạnh để vút bay lên vậy.

Leave a Reply