Nghị luận xã hội - Tiết kiệm, đừng nói suông

DÀN Ý

1. Mở bài

- Chuyện lãng phí và tiêu dùng thiếu định hướng là một hiện tượng tiêu cực đáng chú ý trong xã hội ta.

- Đã đến lúc toàn xã hội phải thực hành một lối sống tiết kiệm, hình thành cả một nền văn hoá tiết kiệm.

2. Thân bài

Tiết kiệm là gì?

Tiết kiệm chính là tiêu dùng đúng, là mua cái ta cần chứ không phải mua cái ta thích.

Vì sao phải tiết kiệm?

- Đó là truyền thống của người Việt Nam.

+ Chúng ta đã có những tấm gương sáng ngời như Cụ Hồ, vua Lý Thái Tổ “mặc áo sô, đi giày gai”.

+ Chọn đồ thì chọn những thứ “nồi đồng cối đá”, đồ hư thì sửa lại dùng chứ không bao giờ vứt đi cả đống.

Đất nước đang ở trong thời kì khó khăn, căn bệnh xài sang là giá trị ảo ngày càng mở rộng trong giới trẻ.

Tiết kiệm như thế nào? (ví dụ một vài hiểu hiện tiết kiệm).

- Tiết kiệm phải được hình thành trong cuộc sống, nó phải trở thành một nền văn hoá tiết kiệm.

- Thuộc về ý thức của mỗi người.

- Tiết kiệm ở mọi nơi, mọi lúc, mọi công việc.

- Lợi ích của tiết kiệm: tiết kiệm mang lại lợi ích không thể bàn cãi

Tiết kiệm chính là tiêu dùng đúng, là mua cái ta cần chứ không phải mua cái ta thích

3. Kết bài:

Một lốì sống hình thành khi có những công nhân kiên trì góp những viên gạch xây dựng nên nó.

Bởi vậy ta phải thực hiện lối sống tiết kiệm, đừng nói suông.

BÀI LÀM

Khi làm bánh mọi thứ đều có công thức chuẩn riêng nên cần có những chiếc li có chia vạch tiện dụng. Thừa hay thiếu nguyên liệu thường làm ra những mẻ bánh dở. Trong cuộc sống cũng vậy, sự thừa hay thiếu chẳng thể hiện đẳng câ'p mà chỉ chứng tỏ chúng ta đang làm ra những mẻ bánh dở.

Vì vậy, dưới cái nhìn đầy trách nhiệm và tâm huyết ta cần phải châp nhận chuyện lãng phí và tiêu dùng thiếu định hướng đang là một hiện tượng tiêu cực đáng lưu tâm trong xã hội ta. Chính lúc này, lối sống tiết kiệm bắt buộc phải được hình thành và trở thành một nền văn hoá, chính là VĂN HOÁ TIÊT KIỆM.

Tiết kiệm không có nghĩa là không dùng, không tiêu pha, chỉ lo bo bo giữ tiền trong nhà thì hoàn toàn sai lầm. Tiết kiệm đây không hoàn toàn đốì lập với việc không chi tiêu cho những cái ta cần. Mặt khác, tiết kiệm có nghĩa là chi tiêu đúng trong sinh hoạt, cuộc sống thường ngày cả trong nhà lẫn ngoài xã hội.

Tiết kiệm là truyền thống của người dân Việt Nam từ ngàn đời nay, thế nhưng phải chăng truyền thống đã bị mai một. Tiết kiệm đúng đã từng là truyền thống của người Việt Nam: chọn đồ thì chọn những thứ “nồi đồng côi đá”, đồ hư thì sửa lại dùng chứ không bao giờ vứt đi cả đống. Chúng ta đã có những tấm giương sáng như Cụ Hồ, như vua Lý Thái Tổ “mặc áo sô, đi giày gai”... Một đất nước còn quá nghèo, phải gánh chịu nhiều năm đô hộ cả phương Bắc lẫn phương Tây, nó đã tụt hậu quá xa với xu hướng phát triển của thế giới. Vì vậy, việc thực hiện lối sống tiết kiệm có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Điều đó đòi hỏi phải có những công nhân kiên trì góp những viên gạch xây dựng nên lô'i sống tiết kiệm. Lúc này hơn bất cứ lúc nào, hãy tiết kiệm - đừng nói suông.

Tiết kiệm, đừng nói suông

Dường như có sống trong khó khăn thì người ta mới ý thức được lối sống tiết kiệm. Những người già thường bảo nhau “buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”. Và cho đến khi cuộc sống có vẻ khá giả lên thì họ vẫn giữ mãi thói quen đó. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức, vào cách sống, lối sinh hoạt của họ. Tuy nhiên, giới trẻ lại hoàn toàn ngược lại càng xài sang, chứng tỏ là mình có giá trị vì thế họ cứ xài cho thật là lãng phí, đó là những giá trị ảo đang ngày càng bành trướng trong xã hội. Bởi vì, nó có thế chứng tỏ họ là những công tử, những cô tiểu thư giàu có. Và nó đã trở thành một thói quen một lối sống xài sang, lối sống vung tay quá trán.

Để rồi đến khi năng lượng ngày càng cạn kiệt, giá cả tăng cao thì chúng ta mới giật mình nhận ra chúng ta cần phải tiết kiệm. Các nước đang tìm cách thoát ra kiểu sống chuộng hình thức tìm lối sống giản dị thì Việt Nam chúng ta mới bắt đầu.... Ngày nay giới trẻ bị “nô lệ” cho 4 chữ M: Money (tiền bạc), Mobile (điện thoại), McDonal’s (thức ăn nhanh), Mercedes (xe hơi hàng hiệu). Thật đáng lo lắng cho cuộc sống của thế hệ sau nàyỉ Đã đến lúc phải gióng lên hồi chuông báo động cho toàn xã hội về lối sống tiết kiệm! Phải tiết kiệm, vâng phải tiết kiệm... nhưng phải tiết kiệm như thế nào thì hầu như chưa ai rõ.

Tiết kiệm mang lại lợi ích không thế chối cãi, nhưng tiết kiệm như thế nào cho hiệu quả và hợp lí thì lại không dễ chút nào. Ớ đây đòi hỏi ý thức tự giác. Tiết kiệm phải trở thành một lối sống đẹp phố’ biến trong mọi tầng lớp xã hội, xây dựng một nền văn hoá tiết kiệm. Lúc này đòi hỏi phải có những trái tim thật sự chung nhịp đập với xu hướng phát triển cũa xã hội.

Trên đất nước Việt Nam xinh đẹp này vẫn còn những cảnh sống không thể nào không quan tâm, trong đó có những xóm làng 4 không: không tiền, không điện, không chữ,... và không tương lai. Vậy mà, lại có những viêc làm thật đáng lên tiếng: Lượng tiền nằm ngoài quản lí của nhà nước đã không thể kiểm soát được. Nó gây ra hiện tượng phá giá tiền, làm cho giá trị của đồng tiền ngày càng xuống thấp, là lúc lạm phát tăng nhanh. Trong khi đó lại có những người cần vô cùng một ít tiền để mua những trang vật dụng bình thường mà không thể, mức sống của công nhân lao động ngày càng xuống thấp... Cùng lúc đó, xài sang điện mỗi năm ta tốn khoảng 8 tỉ USD,... Đó không còn là việc nhỏ nữa mà đã trở thành những lực cản kinh tế rõ rệt của nền kinh tế đang chuyển mình từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công ngiệp hoá hiện dại hoá. Vậy, mỗi công dân cần có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình và đối với cuộc sống của cộng đồng xã hội.

CHLB Đức và Nhật Bản đã tiến hành cuộc vận động “Dừng xe tắt máy một động tác hai lợi ích” trên phạm vi toàn quốc. Một điều đã được bổ sung vào Luật Giao thông: người tham gia giao thông không được để máy nổ khi dừng xe, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng. Tiền phạt sẽ được bổ sung vào quỹ bảo vệ môi trường quốc gia. Ngoài ra, trên thế giới còn có những ngôi làng trở về cuộc sống khi xưa không đèn không có những vật dụng hiện đại, để thích nghi với cuộc sống thiếu năng lượng...

Đó là những giải pháp thiết thực của thế giới, còn ở nước ta thì có những giải pháp gì? Một việc làm hết sức thiết thực là trên báo Tuổi Trẻ đã dành một góc cho diễn đàn “Tiết kiệm, đừng nói suông” và đã đưa ra nhiều đóng góp to lớn trong cách tiết kiệm sao cho hợp lí. Tiết kiệm là chuyện thường tình nhưng thời gian qua đã có nhiều cái trở nên bất thường, vậy thì nghĩa vụ của chúng ta phải đưa tư duy tiết kiệm trở lại bình thường. Thói quen tiết kiệm đang bắt đầu len lỏi vào cuộc sống của chúng ta.

Một bóng điện không cần thiết được tắt đi là một hành động tiết kiệm...

Đi xe đạp khi đi gần thay vì đi xe máy cũng là tiết kiệm..

Bớt thói quen nghèo mà xài sang, lãng phí...

Phải tiết kiệm cho mình, cho gia đình và cho toàn xã hội.

... Tất cả những việc đó đòi hỏi một quá trình thực hiện lâu dài, thường xuyên. Ý thức tiết kiệm vô cùng cần thiết trong cuộc sống năng lượng đang ngày càng cạn kiệt. Phải hành động ngay từ lúc này, ngay bây giờ và nhất thiết không được chần chừ. Tiết kiệm, đừng nói suông!

Ta tin rằng nếu có những trái tim biết nghĩ... một lối sống đẹp sẽ nhanh chóng hình thành.

Leave a Reply