Goelhe, một nhà tư tường nổi tiếng của Đức có nói: “Tôi là người nghĩa là một kẻ chiến đấu”. Đời có phải là một trường tranh đấu không? Theo anh (chị), giá trị của đấu tranh là gì

DÀN Ý

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận.

- Nêu nhận xét khái quát về câu nói của Goethe.

2. Thân bài

Giải thích

- Chiến đấu: là đánh nhau bằng vũ khí ở bãi chiến trường giữa hai hay nhiều lực lượng.

- Tranh đấu: là tích cực dùng mọi phương pháp đánh đối phương để giành lấy thắng lợi. Mọi phương pháp ở đây có thế là đấu tranh chính trị, quân sự, kinh tế...

Đời có phải là một trường tranh đấu không?

a. Đối với thế giới tự nhiên:

Trái đất là một trường chiến đấu vô cùng to lớn. Nơi này, nơi kia sinh vật nào cũng phải ăn và cũng phải tránh đừng để sinh vật khác dùng làm mồi sinh sống. Có loài không đụng chạm gì đến các loài khác cũng vẫn bị ăn thịt như thường, dưới biển thì cá lớn nuỗt cá bé. Với thế giới tự nhiên không thôi thì đời đã là một trường tranh đấu để tồn tại.

b. Đối với thế giới con người: Trường tranh đấu lại càng phức tạp hơn:

Con người phải tự đấu tranh với những thói hư tật xấu của chính mình, sự quyến rũ của những thói xấu ấy khiến mỗi người cần phải có nghị lực đấu tranh mới chiến thắng được, thắng mười vạn quân không bằng tự thắng chính mình.

- Con người phải đấu tranh với thiên nhiên đề mưu sinh:

+ Với thiên nhiên khấc nghiệt như mưa bão, lũ lụt...

+ Với động vật hung dữ

+ Với các vi rút, vi trùng gây bệnh...

Con người còn đấu tranh với cả đồng loại:

+ Đấu tranh chủng tộc, tôn giáo quá khích

+ Chiến tranh thuộc địa, xâm lược mà lịch sử thế giới và Việt Nam còn ghi lại khá nhiều.

+ Chiến tranh giữa chủ nghĩa Tư bản và chủ nghĩa Cộng sản, giữa phong kiến độc tài với phong trào dân chủ

+ Chiến tranh kinh tế.

+ Thế giới có thể có hòa bình nhưng không mất tính đấu tranh sinh tồn: sự đấu tranh giữa các tập đoàn, các công ty...

- Là người thì dù muốn hay không cũng có quan hệ ít nhiều với những cuộc đấu tranh ấy. Rõ ràng đời là một trường tranh đâu và mỗi người nghĩa là một kẻ chiến đấu.

Đời là một trường tranh đấu, mỗi người là một chiến sĩ

Đâu là giá trị đích thực của tranh đấu?

- Giá trị đích thực của tranh đấu là xây dựng xã hội hòa bình, công bằng, mọi người sống no đủ, yêu thương, giúp đỡ nhau.

+ Không thế chỉ hành động theo quy luật mạnh được yếu thua. Sự sống không chi được xây dựng bằng sự hơn thua mà còn ở sự hợp tác, tương trợ.

+ Đấu tranh đẫm máu nếu xảy ra, phần phi nghĩa luôn thuộc về phe gây chiến. Lúc ấy, sự vùng đậy đấu tranh bảo vệ dân tộc là sự đấu tranh chính đáng và cần thiết.

+ Đấu tranh với tự nhiên là lẽ sống nhưng con người cần có lòng thương và giới hạn nhất định.

Các thiên tai cần chinh phục với sự tính toán kĩ càng. Thiên nhiên mang lại cho con người những vẻ đẹp thuần khiết nên cần bảo vệ chứ không được hủy diệt.

Các loài thú vật, giết chúng để con người sống là chính đáng nhưng không được tàn sát chúng hàng loạt.

Phải làm sao để đạt được những giả trị ấy?

- Giáo dục đạo đức cho mỗi cá nhân, chú trọng lòng nhân ái.

- Luôn mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.

- Phải chọn được những người lãnh đạo có tài đức.

3. Kết bài

- Đúng đời là một trường tranh đấu và mỗi người là một chiến sĩ.

- Đấu tranh để con người sống đúng với chân, thiện, mĩ.

- Quan trọng nhất là tự đấu tranh với chính mình để vượt qua mọi sự cám dỗ trong cuộc sống.

BÀI LÀM

Đã có rất nhiều nhận định về đời người, từ thực tế, Marc Aurele cho rằng đời là tranh dấu. Thế kỉ thứ XVIII, khoa học kĩ thuật đã tiến một bước dài, người phương Tây đã có điều kiện vượt biến để đi tìm những vùng đất mới. Triết gia người Anh hình thành lí thuyết triết học trên ý niệm đấu tranh để sinh tồn, cho thấy đời là một cuộc tranh đấu. Đấu trường vĩ đại ấy đã khiến Goethe, một nhà tư tưởng nổi tiếng của Đức nhìn vào mình, vào người mà khẳng định: “Tôi là người nghĩa là một kẻ chiến đấu”.

“Chiến đấu” là đánh nhau bằng vũ khí ở bãi chiến trường giữa hai hoặc nhiều lực lượng, như cuộc chiến dấu trong “Chinh phụ ngâm” lúc “thuở trời đất nổi cơn gió hụi”'.

“Chàng từ sang đông nam khơi nẻo,

Biết nay chàng tiến thảo nơi đâu,

Những người chinh chiến bấy lâu,

Nhẹ xem tính mạng như màu cỏ cây.”

Nhìn chung đấu tranh với những giá trị đích thực là đúng đắn

Khác với chiến đấu, tranh đấu là tích cực dùng mọi phương pháp để đánh đối phương và giành thắng lợi. Mọi phương pháp ở đây có thế là đấu trang chính trị, quân sự, kinh tế... Vậy đời có phải là một trường tranh đấu? Đời lại là một khái niệm bao la, có phần hơi trừu tượng, người ta thường hình dung nhiều hơn là lí giải, cắt nghĩa cụ thể. Nhưng đời có thể hiểu rộng là cuộc sống con người và thế giới tự nhiên bao quanh con người.

Trái Đất là một trường chiến đấu vô cùng khóc liệt. Môi trường tự nhiên rộng lớn, phong phú, đa dạng biết bao, ở đó các loài sinh vật được sinh ra và tồn tại với những môi quan hệ mật thiết. Nơi này nơi kia, từ đại dương xanh thẳm đến sa mạc rộng lớn, từ lòng đất sâu đến khoảng không mây trời, mọi sinh vật vẫn thầm lặng trong cuộc đấu tranh gay go quyết liệt: đấu tranh sinh tồn. Sinh vật này ăn sinh vật khác và phải luôn trôn tránh, ẩn mình hay chiến đấu lại để tránh bị các sinh vật khác dùng làm mồi sinh sông. Sinh vật này cần có sinh vật kia để tiếp tục tồn tại, đó là lẽ tự nhiên không thay đổi và không có một quy định nào. Những loài động vật ăn cỏ hiền lành như: hươu, nai, thỏ... chẳng làm hại đến loài nào nhưng vẫn bị sói dữ, cọp, sư tử... ăn thịt như thường, dưới biển thì cá lớn nuốt cá bé... Thậm chí có loài thiếu thức ăn còn dễ dàng giết chết con mình hay đồng loại. Lạnh lùng và vô cảm, thế giới tự nhiên luôn là một trường tranh đấu khóc liệt, mà ở đấy loài nào yếu, không có mưu trí thì sẽ dễ dàng bị đào thải, tuyệt chủng, thất bại trong cuộc đấu tranh giành sự tồn tại.

Con người cũng là một sinh vật được tạo ra trong giới tự nhiên để tồn tại. Nhưng khác với loài vật, con người có hệ thần kinh cao cấp, có đôi tay linh hoạt để làm việc. Con người không những tồn tại mà còn sống bằng tư duy, bằng ý thức. Vì vậy trong thế giới con người, sự tranh đấu lại càng rõ ràng và phức tạp hơn thế giới tự nhiên rất nhiều.

Có nhận thức và suy nghĩ, con người tự nhận thức về mình và phải đấu tranh với những thói hư tật xấu của chính mình để rời xa cái xấu, hoàn thiện con người. Những mảng tối trong xã hội mang sắc đen ghê rợn đang rình rập mỗi con người. Chúng có sức quyến rũ ghê gớm vô cùng, lôi kéo con người vào những vòng xấu xa, tội lỗi. Nào tệ nạn xã hội, lòng tham, ích kỷ, lười biếng, ăn chơi trụy lạc... Biết bao nhiêu tật xấu phức tạp mà muôn chiến thắng, mỗi người phải có nghị lực đấu tranh mới có thế’ chiến thắng được. “Thắng mười vạn quân không bằng thắng chính mình”, người xưa đã dạy có sai bao giờ, khó nhất là chiến thắng chính mình, vượt qua chính mình đế hướng tới những điều tốt đẹp.

Cũng là một thực thế của tự nhiên, cũng như những loài sinh vật khác cùng sinh sông trên Trái Đất, con người vẫn nhỏ bé trước thiên nhiên rộng lớn vô hạn. Con người vẫn phải đấu tranh với thiên nhiên để mưu sinh. Bên cạnh một không gian sống tươi đẹp mà thiên nhiên mang lại cho con người, còn có những thiên tai thường xuyên xảy ra gây thiệt hại nặng nề cho đời sống con người về cả vật chất và tính mạng. Chưa thể điều khiển hoàn toàn được thiên nhiên, con người vẫn phải đương đầu với những mối nguy hiểm của động vật hung dữ, những dịch bệnh do vi rút, vi khuẩn gây ra, có thổ lan ra toàn cầu. Như vậy đấu tranh sinh tồn không chỉ có các loài động vật với nhau mà còn có giữa con người với thiên nhiên và các loài vật.

Cuộc đấu tranh nào cũng gay go và quyết liệt, nhưng đẫm máu và nước mắt nhất, phức tạp nhất của con người là phải đấu tranh với đồng loại. Trong cuộc sống nảy sinh những mâu thuẫn, xích mích hay những quá khích mà nhiều khi phải giải quyết bằng bạo lực. Lịch sử là một cuốn sách dài ghi lại một cách chân thực nhất những cuộc đấu tranh đẫm máu như đấu tranh chủng tộc, tôn giáo quá khích... Cả thế giới đại chiến lần thứ nhất và lần thứ hai, ở Nam Phi và bầy giờ ở Châu Phi, Bắc Ai-len... đều là thứ đấu tranh ấy. Người thuộc chủng tộc Đức đã tàn sát không nương tay đốì với những người Do Thái, người da trắng và da đen ở Nam Phi, người Xécbi và người theo Đạo Hồi ở Bôxnia..., người Việt trong thế chiến thứ hai cũng đã đổ khá nhiều xương máu trong cuộc chiến này. Cuối cùng cả Đức - Ý - Nhật đều phải trả giá đắt vì đã phát động cuộc chiến... Những cuộc chiến tranh thuộc địa, xâm lược diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới mà riêng lịch sử Việt Nam đã ghi lại khá nhiều. Những cuộc chiến chông phong kiến từ thời trung cổ cho đến những cuộc chiến với phương tiện chiến tranh ngày càng hiện đại như cuộc chiến chống Pháp và chông Mĩ. Bất kì mâu thuẫn nào cũng đều có thể’ gây chiến tranh, và sự thật chứng minh trong cuộc chiến tranh giữa chủ nghĩa Tư bản và chủ nghĩa Cộng sản, giữa phong kiến độc tài với phong trào dân chủ; những cuộc chiến tranh kinh tế như việc Mĩ bao vây cấm vận đất nước Cuba.. Có những cuộc đấu tranh trên phạm vi- toàn cầu, cũng có những cuộc đấu tranh trong phạm vi một quốc gia hay vùng lãnh thổ. Thế giới có thề hòa bình nhưng không mất tính đấu tranh sinh tồn. Sự đâu tranh giữa các tập đoàn kinh tế, giữa các công ti, giữa chủ và thợ... mà ở đấy kẻ nào mạnh và nhanh nhẹn sẽ giành phần thắng về mình. Mọi lĩnh vực đời sống từ kinh tế, văn hóa, chính trị các cuộc đấu tranh có thế không cân sức và con người dù muốn hay không cũng có quan hệ ít nhiều với những cuộc đấu tranh ấy.

Tôi là người nghĩa là một kẻ chiến đấu

Nếu để ý ta sẽ thấy từ những cái rất nhỏ cho đến những cái vô cùng lớn lao đều tồn tại những cuộc đấu tranh khốc liệt, nhiều khi kết quả phải là một mất một còn, rõ ràng đời là một trường đấu tranh và mỗi người là một kẻ chiến đấu. ở mỗi trường tranh đấu, con người chiến đấu là một lẽ thường tình, là một điều tất yếu phải có, nhưng đấu tranh đề làm gì và như thế nào là câu hỏi lớn để khẳng định giá trị đích thực của hành động này. Giá trị đích thực của tranh đấu là xây dựng xã hội hòa bình, công bằng, mọi người sông no đủ, tôn trọng giúp đỡ và yêu thương nhau. Nhưng đây chưa phải là chân lí trong cuộc sóng đầy những biến đổi và những nghịch lí bất thường, vì vậy mỗi người vẫn phải tự biết lựa chọn cách sống để hợp với lẽ tự nhiên.

Như vậy câu nói trên có thể đem đến một thái độ cực đoan trong đối xử giữa người với người và giữa người với con vật khác, nên cần cân nhắc kĩ khi thực hiện lí thuyết này. Không thể cứ nhắm mắt hành động theo quy luật mạnh được yếu thua. Sự sốhg không chỉ dược xây dựng bằng chém giết, ở sự tranh giành hơn thua. Nếu cứ chỉ phiến diện, xuôi chiều mà luôn giành giật sự hơn thua, mạnh yếu bằng mọi giá thì kết quả cuối cùng là mô'i quan hệ xã hội của con người hoặc mất hết hoặc bị tồn thương. Xã hội loài người không chỉ có sự cạnh tranh hay đối đầu mà còn được xây dựng bằng sự hợp tác, tương trợ theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi. “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” mỗi người chỉ là một người, sự hợp tác giúp người gần người hơn tạo nên những sức mạnh vô tận. Lương tâm, và đạo đức giúp mỗi người, nhất là những người lãnh đạo nhận rõ sự cùng tồn tại của hai thái cực tưởng như trái ngược: đấu tranh và hợp tác. Các cuộc đấu tranh đẫm máu dù trong bất kì hoàn cảnh nào, xảy ra ở đâu phần phi nghĩa luôn luôn thuộc về phe gây chiến. Những kẻ ấy bởi quá nhiều tham vọng cá nhân đã xem thường nguyên tắc thương lượng hòa bình khiến những cuộc đấu tranh đẫm máu không thể không xảy ra. Những hậu quả đế lại chỉ là những đau thương mất mát. Lúc ấy, sự vùng dậy đấu tranh bảo vệ, giải phóng đất nước, dân tộc là sự đấu tranh chính đáng và cần thiết. Cũng là tranh đấu nhưng với mục đích khác, không hiếu chiến không tương tàn mà vì mục đích cao cả. Dân tộc Việt Nam đã chiến đấu chống lại bao lần xâm lược của các thê lực phong kiến Trung Hoa, vùng dậy đấu tranh chôìig thực dân và đế quốc suốt trên trăm năm., là những cuộc chiến đấu tự vệ chính đáng, lúc này chân lí thuộc về chính nghĩa.

Đấu tranh với đồng loại trong đời sông con người là một điều bình thường nhưng lại vô cùng đẫm máu. Khác với con vật, con người có lòng yêu thương, có sự xúc động trước cuộc sống, và luôn biết điều chỉnh mình đề phù hợp với những giá trị của tranh đấu mà đặc biệt là tranh đấu với đồng loại. Đấu tranh với tự nhiên là lẽ sông, và con người có quyền, nhưng cần có lòng thương và cần được giới hạn. Giết các loài vật đế con người được sống có thế là chính đáng, nhưng không nên tàn sát. diệt chủng, không hành hạ đau đớn các con vật. Các nhà tôn giáo, người bình thường có lòng thương đều kêu gọi bảo vệ động vật. Mặt khác thiên nhiên mang lại cho con người những vẻ đẹp thuần khiết cần được bảo vệ chứ không hủy diệt. Vượt qua giới hạn của sự giữ gìn, những vẻ đẹp của thiên nhiên sẽ bị đe dọa và có thề mất đi mãi mãi.

Nhìn chung đấu tranh với những giá trị đích thực là đúng đắn. Để nâng cao ý thức của con người, đế những nghĩ suy của con người đi theo đúng hướng cần giáo dục dạo dức cho mỗi cá nhân đặt nó làm trọng tầm hàng đầu, trong đó chú trọng lòng nhân ái, và đế xã hội ổn định không nên mang tâm trạng quá khích. Xác định rõ giá trị của sự dâu tranh là cho mọi người, phải luôn mở rộng lòng thương và tôn trọng sự sống. Từ dó có thế chọn ra những người lãnh đạo tài đức đế đứng đầu mỗi cuộc tranh đấu.

Đời là một trường tranh đấu, mỗi người là một chiến sĩ. Giá trị đích thực của tranh đấu là để mọi người sống đúng với chân - thiện - mĩ, để mọi người đều được hạnh phúc. Điều quan trọng hàng đầu là sự đấu tranh trong nội tại mỗi cá nhân để vượt qua chính mình, đế không sa ngã vào những quyến rũ thấp hèn. Càng trong khó khăn gian khố người ta càng phải tranh đấu đế đạt được những thành công rực rỡ, và cũng trong lúc này tinh thần tương trợ, tương thân tương ái của con người cũng được thể hiện rõ nhất.

Leave a Reply