"Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng", em hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao đó

DÀN Ý

1. Mở bài

  • Nhân dân ta từ xưa đến nay vốn có truyền thống yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.
  • Dẫn câu ca dao: "Nhiễu điều... nhau cùng".
  • Đây là nhắc nhở mọi người phải có lòng nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau.
  • Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng

2. Thân bài

a) Giải thích

  • Nghĩa đen: "Nhiễu điều" là thứ hàng tơ lụa màu đỏ đẹp đắt giá; "giá gương" là vật dụng bằng gỗ chạm khắc khéo léo vừa đỡ lấy tấm gương soi vừa để trang hoàng nhà cửa. Nếu hai vật ấy đứng riêng lẻ thì không có gì đặc sắc. Nhưng đặt mảnh lụa đỏ phủ lên giá gương thì chúng tạo nên một cảnh tượng vừa rực rỡ, vừa uy nghiêm. Tấm "nhiễu điều" giữ cho gương sáng mãi, khỏi bị ố mờ vì bụi, còn tấm gương kia nhờ tấm nhiễu điều nên luôn sáng tươi mãi. Chính nhờ bao phủ, chở che cho nhau mà cả hai trở nên có giá trị, tôn vinh thêm nét đẹp.
  • Nghĩa bóng: Từ hai hình ảnh ví von gợi cảm đó, người xưa muốn nêu lên một lời khuyên: Là người trong một nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn, khó khăn.
  • Đây là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.
b) Tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau?
  • Về mặt tình cảm: Người cùng chung một nước có cùng chung một nguồn gốc lịch sử, cùng chung một tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng "mẹ đẻ", cùng phong tục tập quán... không khác gì anh em trong một nhà.
  • Về mặt lí trí: Không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội được mà phải hòa nhập vào cộng đồng, phải có bổn phận nghĩa vụ đối với nhau cùng nhau gắn bó, đoàn kết để đưa đất nước tiến lên.
  • Đây là cách sống, là đạo lí truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa.
  • Nhờ tình tương thân tương ái đó mà dân tộc đã vượt qua biết bao gian khổ từ lúc dựng nước giữ nước, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau trong chiến đấu chống giặc thù, đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau khi trong nước có thiên tai lũ lụt. Chính nhờ tinh thần "lá lành đùm lá rách", "miếng khi đói bằng gói khi no" của người trong một nước nên đất nước ta, dân tộc ta mới đứng vững vàng cho đến hôm nay.
  • Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện, tự giác thì mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Nó vừa thể hiện nhân cách đạo đức của con người vừa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp.

3. Kết bài: Câu ca dao mãi mãi là một bài học giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Tình cảm yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cần được phát huy ngày càng mạnh mẽ để cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.

BÀI LÀM THAM KHẢO

Nhân dân ta từ bao đời nay đã có truyền thống yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Điều đó càng được thể hiện rõ hơn trong những câu ca dao tục ngữ mà ông cha ta đã đúc kết để lại cho ngàn đời con cháu sau này. Tiêu biểu nhất là câu tục ngữ "Nhiễu điều phủ lấy giá gương người chung một nước phải thương nhau cùng".

San sẻ tình yêu thương của mình cho người khác

Trước tiên ta phải hiểu được nội dung câu tục ngữ là gì ? Có thể hiểu ''nhiễu điều'' là thứ hàng lụa đỏ đắt giá còn ''giá gương '' là vật dụng bằng gỗ đã được chạm khắc một cách khéo léo để đỡ lấy chiếc gương. Tấm vải và giá gương như chung hòa làm một che chở bảo vệ nhau trong cuộc sống. Chính hai hình ảnh này đã khơi gợi lên tình yêu thương sự đùm bọc giữa người và người mà đời đời kiếp kiếp dân tộc ta luôn trân trọng và giữ gìn, coi trọng nó như chính mạng sống của mình vậy. Chúng ta những con người Việt Nam máu đỏ da vàng là con cháu của Âu Cơ và Lạc Long Quân được sinh ra từ bọc trăm trứng. Điều đó có nghĩa là bất kỳ ai dù ở đâu trên trái đất này có giàu sang hay nghèo khổ thì vẫn chảy chung một dòng máu Việt. Chúng ta là anh em là một đại gia đình phải biết yêu thương che chở đùm bọc lẫn nhau nó như là một điều tự nhiên tất yếu mà ai cũng cần có.

Xã hội cầu kỳ văn hóa tiến bộ cuộc sống ngày càng phát triển, con người được sống trong giàu sang sung sướng, đủ cơm ăn, áo mặc. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những số phận kém may mắn họ không có nhà để ở, không có cơm để ăn, quần áo không đủ mặc phải sống một cuộc đời bất hạnh,trái ngang trong trốn thị phi này. Đâu phải ai cũng dễ dàng tự tin làm lại cuộc đời khi vấp ngã, đâu ai có đủ can đảm để chịu những thử thách khó khăn trong cuộc sống,...Khi đó chúng ta sẽ mong có bàn tay ai đó đến cứu giúp, giúp ta viết tiếp tuổi thanh xuân. Và bàn tay đó không cần cầu kỳ, cao sang, giàu có, quyền lực không cần hoa mỹ như trong văn chương mà đó là tình yêu thương, sự đồng cảm. 

Đúng vậy tình yêu thương con người, tình yêu đồng loại tất cả đều giúp ta vững vàng đứng lên. Và tình yêu đó không làm cho ta bất tử, không làm cho ta bị vấp ngã nhưng nó luôn chở che giúp đỡ ta khi gặp khó khăn. Để có được nó không phải khó. Nếu ta biết đồng cảm, xót thương biết trao tình yêu thương cho những người cần giúp đỡ thì sẽ có người khác làm lại điều đó với ta. Nếu ai cũng biết san sẻ tình yêu thương của mình cho người khác thì cuộc sống thật nhiệm màu và đầy hạnh phúc.

Cuộc sống của ta như một sợi dây xích khổng lồ và mỗi cá nhân sẽ là một mắt xích. Nếu một mắt xích tách ra thì vòng xích đứt cũng như sống trong một cộng đồng phải biết đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Có như vậy xã hội mới ngày càng phát triển hơn tiến đến sự công bằng, bình đẳng không kỳ thị bất cứ ai. Muốn vậy chúng ta phải biết gắn kết mình lại với nhau cùng hòa chung một nhịp đập giữa hàng triệu trái tim, biết tự giác giúp đỡ những người gặp khó khăn. Để rèn luyện tốt được điều này chúng ta phải biết cho đi - nhận lại, cùng san sẻ yêu thương lẫn nhau. Đâu có ai biết thế giới ngoài kia đang đầy rẫy những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay đang cần giúp đỡ: những cơn bão lũ quét quấn trôi cả nhà cửa ruộng vườn, những trẻ em đi ăn xin bị bỏ rơi giữa trốn người đông đúc,... Nó đã thúc giục ta vào những cuộc ủng hộ quyên góp cho những người leo đơn, bất hạnh, hoàn cảnh khó khăn,... nó sẽ giúp phần nào cho họ có cuộc sống đầy đủ hơn, nụ cười nở trên môi đầy niềm vui và hạnh phúc. Thứ tình cảm ấy vượt ngoài biên giới. Tất cả góp phần lên tạo sự đoàn kết giữa các dân tộc lại với nhau. 

Câu tục ngữ mãi mãi là một bài học quý giá nuôi dưỡng giáo dục chúng ta nên người. Chúng ta phải biết cho đi và nhận lại có như vậy cuộc sống mới trở lên ấm no và hạnh phúc.

Leave a Reply