Phân tích bài "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh

Bài thơ ra đời vào thời điểm những năm đầu kháng chiến chống Pháp tại núi rừng Việt Bắc nơi mà Bác Hồ trực tiếp lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp. Giữa chiến khu Việt Bắc vào cái đêm ánh trăng sáng tỏ ấy năm 1947 bài thơ đã được ra đời. 

* Cảnh thiên nhiên của một đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc:

Được thể hiện âm thanh: Tiếng suối

Tác giả đã dùng biện pháp so sánh âm thanh róc rách của những tiếng suối chảy như tiếng hát trong trẻo du dương trong lòng người gợi một không gian yên tĩnh vắng vẻ của núi rừng Tây Bắc

- Ánh trăng đã được nhà thơ sử dụng từ "lồng" cho thấy cảnh thiên nhiên hài hoà đan xít vào nhau tạo không gian ba chiều rất đẹp, chứng tỏ đây là một đêm trăng đẹp, thơ mộng có sự hài hoà ấm áp.

- Tâm hồn của thi nhân đắm say với cảnh vật hoà mình với đất trời rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên của ánh trăng một chiến sĩ biết vượt lên khó khăn của hoàn cảnh để tìm thấy nét đẹp thi vị của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc

Phân tích bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

* Hình ảnh con người được hiện lên qua hai câu cuối:

Hiện lên trong không gian thơ mộng xuất hiện một con người chưa ngủ 

Vì sao chưa ngủ? - "vì phải lo nỗi nước nhà"

Nếu như trong thơ xưa cảnh đẹp ẩn dật thi sĩ lãnh mình trong trần thế xa lánh cõi đời thì trái lại ở đây lại hài hoà giữa con người với thiên nhiên, không phải là con người thoát tục mà là con người biết lo lắng cho nhân dân cho đất nước

=> Bài thơ vừa có tính hiện đại vừa có tính cổ điển.

"Cổ điển" được thể hiện: thơ đường luật, hình ảnh thiên nhiên đã tạo nên bài thơ

"Hiện đại" thể hiện ở hai câu cuối xuất hiện một nhân vật trữ tình biết lo lắng cho dân cho nước.

Bài thơ chiều tối của Bác cũng xuất hiện hình ảnh con người lao động

"Cô em xóm núi xay ngô tối

xay hết lò than đã rực hồng"

* Đánh giá và khái quát chung về nội dung và hình thức bài thơ

Bài thơ có sự hài hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí kiên cường của người chiến sĩ

Leave a Reply