Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ "Việt Bắc". Từ đó liên hệ đến bức tranh mùa xuân trong bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu

1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc. Trích dẫn bức tranh tứ bình ra.

- 1 dòng liên hệ với Vội Vàng của Xuân Diệu

2. Thân bài:

- Bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc:

+ Đoạn thơ mở đầu bằng một câu hỏi tu từ dùng để bộc lộ chiều sâu tình cảm. Điệp từ “ta” và “nhớ” khẳng định, nhấn mạnh nỗi nhớ da diết của người về thủ đô. Ngoài ra thì có đối tượng "hoa cùng người". Hoa là kết tinh hương sắc của thiên nhiên còn người là kết tinh vẻ đẹp của đời sống xã hội. Chúng được đặt cạnh nhau một cách hài hòa để làm bừng sáng cả núi rừng Việt Bắc trùng điệp .

bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc

+ Cặp câu lục bát thứ hai là về mùa đông Việt Bắc. Nhà thơ nhớ tới những ngày nắng đẹp rực rỡ. Biện pháp tiểu đối “ rừng xanh” với “hoa chuối đỏ tươi” đã tái hiện một không gian rừng núi mênh mông, bạt ngàn màu xanh tươi của cây cỏ, ẩn hiện trong sắc xanh sống động đó là những bông chuối rừng ngời ngời sắc đỏ như những ngọn đuốc. Trong núi rừng ấy còn có những con người vượt lên không gian , xuất hiện trên đỉnh đèo cao ở tư thế đầy kiêu hãnh, xuất hiện trong ánh sáng lấp lánh của mặt trời phản chiếu vào chiếc dao đi rừng gài ngang lưng Hình bóng con người lồng lộng trong không gian là kết tinh vẻ đẹp của núi rừng vào mùa đông.

+ Cặp câu lục bát thứ ba là về mùa xuân. Cụm từ “nở trắng” như đem theo sức sống mới, làm cho từng cây, từng cây mơ nở hoa trắng rồi dần dần làm cho cả núi rừng tràn ngập sắc hoa trắng tinh khiết, dịu dàng, thơ mộng. Màu trắng của hoa mơ lấn át các màu sắc khác làm cả khu rừng như toả sáng, khiến cho lòng người không khỏi xao xuyến, bâng khuâng, nhung nhớ. Kế đó là những người thợ đan nón. Họ nhẫn nại , tỉ mỉ trong từng cử, từng lần chuốt sợi chỉ để tạo ra những sản phẩm đẹp cho đời. Câu thơ chứa đựng một thái độ trìu mến, thân thương, trân trọng những người lao động của nhà thơ Tố Hữu .

+ Cặp câu lục bát thứ tư là về mùa hạ. Tiếng ve râm ran như khúc nhạc rộn rã không chỉ làm cho núi rừng vang động mà còn làm cho màu sắc cây lá biến đổi. Động từ “đổ vàng” đã diễn tả tài tình sự thay màu đột ngột của rừng phách. Khi tiếng ve vang lên báo hiệu hè đến, cả rừng phách xanh tươi bỗng khai nở muôn nghìn cánh hoa màu vàng óng ả như được trộn bằng mật ong và nắng rừng ngọt ngào. Và hình ảnh cô sơn nữ một mình trong núi rừng mang vẻ đẹp khoẻ khoắn vì cô hiện lên trong tư thế lao động vất vả , giản dị nhưng cũng rất thơ mộng và vui vẻ .

+ Cặp câu lục bát cuối cùng là mở ra một không gian tràn ngập ánh trăng thanh bình soi chiếu khắp núi rừng chiến khu. Ánh trăng ấy không chỉ mang vẻ đẹp tự nhiên mà nó còn gắn với niềm xúc động của những con người từng trải qua bao năm khốc liệt, gian khổ của chiến tranh. Trong khu rừng thấm đẫm ánh vàng ấy bỗng ngân nga lên tiếng hát ân tình làm rạo rực lòng người. Tiếng hát bộc lộ lòng người, bộc lộ tâm hồn thuỷ chung, tình nghĩa của con người Việt Bắc cũng chính là tấm lòng của người về xuôi với chiến khu. 

=> Như vậy, nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi đã khắc sâu thiên nhiên núi rừng Việt Bắc với vẻ đẹp vừa hiện thực thơ mộng, khác hẳn những miền quê khác của Tổ quốc. Gắn liền với cảnh là những con người lao động bình dị nhưng chính họ đã góp phần to lớn tạo nên chiến tháng vĩ đại của dân tộc . 

- Bức tranh mùa xuân trong Vội Vàng của Xuân Diệu:

+ Thiên nhiên rất đẹp, đầy hương sắc của hoa đồng nội xanh rì, của lá cành tơ phơ phất, tuần tháng mật của ong bướm, khúc tình si của yến anh, và này đây ánh sáng chớp của hàng mi. Chữ này đây được nhắc lại năm lần để diễn tả sự sống ngồn ngộn phơi bày, thiên nhiên hữu tình xinh đẹp thật đáng yêu. Vì lẽ đó nên phải vội vàng tắt nắng đi và buộc gió lại. 

+ Bình minh là khoảnh khắc tươi đẹp nhất của một ngày, đó là lúc Thần Vui hằng gõ cửa. Tháng giêng là tháng khởi đầu của mùa xuân, ngon như một cặp môi gần. Một chữ ngon chuyển đổi cảm giác thần tình, một cách so sánh vừa lạ vừa táo bạo. 

- So sánh:

+ Tương đồng:

~ Đều là bức tranh phong cảnh nhưng mỗi nhà thơ đều có một cách nhìn nhận riêng

~ Đều dành trọn tình yêu của mình qua lăng kính cuộc sống

+ Khác biệt:

~ Tứ bình trong thơ Tố Hữu bao trùm nỗi nhớ, niềm yêu da diết luân hồi cùng nhịp chảy của cách mạng

~ Xuân sắc trong thơ Xuân Diệu trữ tình, lãng mạn và hấp dẫn dưới góc nhìn của ông hoàng thơ tình

III. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề. Cả hai bài thơ đều hay và mang những ý nghĩa dấu ấn riêng của nhà thơ.

Leave a Reply