Phân tích đoạn trích: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. (Trích Chinh phụ ngâm)

Nước Việt Nam ta đã trải qua những biến cố lịch sử đầy thương đau và nước mắt, những giai đoạn thăng trầm biến chuyển của xã hội. Từ những cảnh thanh bình an lạc, cho đến cảnh bị đô hộ, bị ngoại xâm giày xéo, dân tộc Việt Nam ta luôn dũng cảm đứng lên phá vỡ những ô nhục để đem lại vinh quang cho xứ sở. Nhưng có những tình cảnh của thời nội chiến, vợ chồng phải biệt li nhau.

Người lên ngựa kẻ chia hào,

Chinh phụ ngâm

để rồi người ở lại chờ đợi mỏi mòn về phương trời xa xăm kia hình bóng của một con người trong chiến trận. Những cảnh biệt li đau khổ này và sự chờ đợi mỏi mòn kia đã được văn học Việt Nam khắc ghi lại qua những khúc ca ngâm đầy cảm động của người chinh phụ. Trong hoàn cảnh ấy, người chinh phụ làm sao tránh khỏi những tâm trạng đau buồn khắc khoải với nỗi cô đơn lẻ loi của mình. Thế tâm trạng ấy ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua khúc ca ngâm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

Lời tâm sự của người chinh phụ trong đoạn trích vô cùng đau xót, nó mang cái dáng vẻ tâm trạng cô đơn, trống vắng của một con người sống với những tháng ngày chìm đắm trong sầu tư khắc khoải. Nhưng lòng vân luôn hướng về nơi biên thùy xa xôi. Nơi đó có hình bóng của một con người mà nàng yêu thương nhất:

Lòng này gởi gió đông có tiện

Nghìn vàng xin gởi đến Non Yên

Cái tâm trạng chờ đợi, sầu nhớ chồng giống như tâm trạng của người chinh phụ trong Nỗi thương nhớ.

Nay Hán xuống Bạch thành đóng lại

Mai Hồ vào Thanh Hải dòm qua

Người chinh phụ này cũng tưởng tượng cảnh chồng nơi chiến trường, cảnh chiến trường mà nàng tưởng tượng ra thật thê lương, thảm đạm, hãi hùng bằng những cuộc hành quân liên miên. Trở về với đoạn trích, ta thấy có lẽ nàng chinh phụ đang tuyệt vọng trầm uất trước những suy tư, nghĩ ngợi về cuộc giao tranh dữ dội ở một vùng đất lạ, xa xôi thì lại có một hi vọng le lói nổi lên trong tâm trí nàng, nàng nghĩ ngay đến việc gom góp lòng nhớ nhung nhờ gió Đông gởi đến Non Yên cho chồng. Dù gởi cho gió Đông mà chẳng tới chàng thì nỗi nhớ của nàng sẽ đằng đẵng xa thẳm như “đường lên bằng trời”. Cái hi vọng ấy cao vút lên nhưng bi kịch của hiện thực khách quan đã bóp nát nó bởi tâm trạng của nàng không hề được khuây khỏa:

Non Yên dù chẳng tới miền

Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời.

Và dù cho đường có lên bằng trời thì nàng vẫn cố lên với chàng bằng được. Ý nghĩ ấy có thể thực hiện được chăng khi con đường ấy vô bờ bến, nó “thăm thẳm” và vô tận, xa xôi?

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong

Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Ấy chỉ là một giấc mơ huyền ảo, nàng mơ ước được gặp chàng, được đến với chàng, một nỗi mơ ước vượt khỏi thực tại thử hỏi có thực hiện được chăng? Cái mơ ước tưởng tượng ấy cũng giống như người thiếu phụ trong đoạn trích “Trông bốn bề”. Thật đúng là “Tình trong giấc mộng muôn vàn cũng không”. Thế rồi, cái hi vọng ấy đã bị chuyển hóa góc độ thành một nỗi đau, chà đi xát lại trong tâm hồn nàng:

Cảnh buồn người thiết tha lòng

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun

Nàng vừa hi vọng đấy thì lại bắt đầu thất vọng, thật chẳng khác gì cái tâm trạng người chinh phụ ở đoạn trích này:

Hẹn cùng ta Lũng Tây nham ấy

Sớm đã trông nào thấy hơi tăm...

... Hẹn nơi nao Hán Dương cầu nọ

Chiều lại tìm nào có tiêu hao

Leave a Reply