Phân tích phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua bài thơ Tiếng hát con tàu

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

a. Yêu cầu về kĩ thuật: Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, phân tích phong cách nghệ thuật của một nhà thơ trong một tác phẩm văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những hiểu biết về phong cách thơ Chế Lan Viên và bài thơ Tiếng hát con tàu, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

Phân tích phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên

- Giới thiệu vài nét về phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên và hoàn cảnh ra đời bài thơ Tiếng hát con tàu.

- Khả năng sáng tạo hình ảnh: hộ thống hình ảnh trong bài thơ rất phong phú, mới mẻ, bát ngờ, mang tính biểu tượng cao.

+ Phân tích hình ảnh “con tàu”, “Tây Bắc”, “vầng trăng”, “mái ngói đỏ trăm ga”, “vàng ta”, “mặt hồng em”, “suối lớn mùa xuân”,...

+ Ý nghĩa: làm phong phú khả năng liên tưởng của người đọc, làm cho bài thơ mang vẻ đẹp lãng mạn, tạo nên tính triết lí.

- Tính trí tuệ, triết lí: hướng dẫn vận động là đi từ cụ thể đến khái quát, trí tuệ luôn gắn liền với cảm xúc (qua những hình ảnh ẩn dụ, phép so sánh chuỗi)

+ Triết lí về mối quan hệ giữa nghệ sĩ và cuộc sống, đặc trưng của quá trình sáng tạo nghệ thuật (4 câu thơ đề từ, khổ 1,2...)

+ Triết lí về tình cảm giữa con người và đất đai, cuộc sống (khổ 9 và 10,...)

- Đánh giá chung về phong cách thơ Chế Lan Viên qua Tiếng hát con tàu.

Leave a Reply