Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Tình cảnh cả Mị bị bắt làm dâu trừ nợ:

- Do bố Mị mắc nợ của nhà giàu, Mị bị thống lí Pá Tra bắt làm con dâu gạt nợ.

- Khi bị trở thành cô con dâu gạt nợ, cuộc sống địa ngục của nhà tên chúa đất Pá Tra đã biến cô từ một cô gái hồn nhiên với bao ước mơ thành một nô lệ, lẫm lũi, cam chịu, thành một con vật trong nhà thống lí: “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Thậm chí nhiều khi cô không bằng con vật, sống mà như chết.

- Trong tình trạng sống như chết ấy, Tô Hoài đã phát hiện ra sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị. Điều này thể hiện như sau:

Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị ở Hồng Ngài

2. Mị định tự tử:

- Mị cầm nắm lá ngón trên tay về gặp cha để rồi chết. Nhưng vì thương cha, Mị không chết, Mị ném nắm lá ngón xuống đất, Mị quay trở lại nhà thống lí chấp nhận cuộc đời nô lệ, đợi ngày rũ xương ở đây.

=> Hành động muốn tự tử thế hiện khát vọng sống, sống một cách tự do, hạnh phúc ở Mị. Đó là biểu hiện thứ nhất về sức sống tiềm tàng ở Mị.

3. Trong cái đêm tình mùa xuân:

- Nổi bật nhất ở Mị là khao khát được đi chơi, được hoà vào không khí xuân tình bên ngoài.

- Khi bị A Sử trói đứng vào cột, tâm hồn Mị vẫn men theo những cuộc chơi với tiếng sáo gọi bạn đầu làng... có lúc Mị nhớ lại quá khứ tươi đẹp trong những đêm xuân tình ngày trước...

=> Tất cả những biểu hiện ấy thể hiện khát khao tự do, tình yêu và hạnh phúc mãnh liệt ở Mị. Đây là biểu hiện thứ hai của sức sống tiềm tàng ở Mị.

4. Trong đêm cởi trói cho A Phủ:

- Việc A Phủ bị trói, ban đầu Mị thờ ơ. Nhưng sau khi nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má của A Phủ”, Mị đã đồng cảm và cuối cùng là cởi trói cho A Phủ và chạy theo A Phủ.

Hành động cới trói thể hiện tình thương sâu sắc và hành động chạy theo A Phủ thể hiện khát vọng sống mạnh mẽ ở Mị. Tất cả là những biểu hiện sống động cho sức sống tiềm tàng ở Mị.

5. Việc phát hiện ra sức sống tiềm tàng ở Mị của Tô Hoài đã góp phần thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo của tác phẩm. Nhà văn trân trọng và đề cao nhưng phẩm chất tốt đẹp, những khát vọng sống của người nô lệ. Với sức sống tiềm tàng ấy, người nô lệ ở miền núi Tây Bắc đã đứng lên đấu tranh tự giải phóng và đến với cách mạng.

Leave a Reply