Phân tích tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm bị A Sử trói đứng vào cột nhà và ngòi bút miêu tả tinh tế, sâu sắc của nhà văn Tô Hoài qua đoạn văn sau: “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng... Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”

Phân tích tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm bị A Sử trói đứng vào cột nhà và ngòi bút miêu tả tinh tế, sâu sắc của nhà văn Tô Hoài qua đoạn văn sau: “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào... Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.

(Vợ chồng A Phủ - Sách giáo khoa Ngữ văn 12 - tập 2)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Yêu cầu kĩ năng

- HS biết cách làm một bài nghị luận văn học, cụ thể là nghị luận về một đoạn trích xuôi.

- Biết sử dụng hợp lí các thao tác lập luận.

- Bố cục bài sáng rõ, diễn đạt trôi chảy, văn giàu hình ảnh.

2. Yêu cầu về kiến thức: bài cần các ý chính sau:

- Nếu đoạn đời sống trong địa ngục trần gian ở Hồng Ngài là sự giao tranh âm giữa số phận bi thảm và sức sống tiềm tàng của Mị, thì cảnh Mị bị A Sử trói đứng vào cột nhà trong bóng tối có thể xem là hình ảnh thu nhỏ, cô đúc và thấm thía của cuộc giao tranh đó. Chỉ có điều nó diễn ra trong tâm trạng chập chờn nửa mê, nửa tỉnh của Mị, và nhà văn đã nhập thân vào nhân vật để viết đoạn văn tinh tế, sâu sắc.

Phân tích tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm bị A Sử trói đứng vào cột nhà

- Giữa đoạn văn là câu văn ngắn: “Mị vùng bước đi" như một bản lề khép mở hai thế giới, hai tâm trạng: Thế giới của ước mơ và thế giới của hiện thức; tâm trạng mê và tỉnh.

- Trong tâm trạng chập chờn, mê man Mị không biết mình đang bị trói, bởi Mị đang sống với ước mơ, với tiếng sáo, đang muốn tìm lại tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc...

Tiếng sáo: tượng trưng cho ước mơ và sức sống của Mị.

- “Mị vùng bước đi”. Nhưng chân tay đau không cựa được. Tiếng sáo tắt ngay, giấc mơ tan biến. Mị đã tỉnh, nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Tiếng chân ngựa xoáy sâu vào nỗi đau tinh thần của Mị khiến nó gợi lên một sự so sánh thật nghiệt ngã, xót xa: thân phận con người không bằng thân trâu ngựa.

Tiếng chân ngựa biểu trưng cho hiện thực và số phận của Mị.

Ngòi bút miêu tả tinh tế khi miêu tả tâm trạng nhân vật ở hai cảnh đối lập, nối tiếp nhau. Sâu sắc trong lựa chọn chi tiết giàu ý nghĩa, ấn tượng: tiếng sáo và tiếng chân ngựa.

Leave a Reply