Phân tích truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải để làm rõ cảm hứng hổi sinh của tác phẩm

Dàn ý chi tiết

I. Giới thiệu chung

- Về tác giả: Nguyễn Khải là một cây bút thông minh, có tài năng, tiêu biểu cho thế hệ các nhà văn hình thành trong kháng chiến chống Pháp. Với những trang văn thiên về phân tích tâm lí một cách sắc sảo, khám phá triết luận đời sống một cách khách quan, Nguyễn Khải đã dựng nên những bức chân dung tinh thần của cuộc sống và con người trong thời đại mới.

- Về tác phẩm: Miền Bắc bước vào thời kì cải tạo và xây dựng CNXH, vừa xây dựng những vùng đất, vừa xây dựng những tâm hồn người. Mùa lạc (1960) là kết quả chuyển đi thực tế của nhà văn lên nông trường Điện Biên vốn là chiến trường nóng bỏng mới im tiếng súng, khói lửa chiến tranh vừa tan.

- Nêu luận đề: Truyện Mùa lạc kể về thân phận và sự đổi đời của nhân vật Đào trong cuộc sống mới, qua đó tác giả thể hiện một cách cảm động về sự hồi sinh cuộc sống sau cuộc kháng chiến chống Pháp.

Cốt truyện đơn giản, mạch truyện chậm rãi, lối kể chuyện đầm ấm, nhẹ nhàng

II. Phân tích

1. Sự hồi sinh của vùng đất

- Chiến trường trở thành nông trường là cảm hứng về sự hồi sinh trong thời hậu chiến. Nguyễn Khải đã miêu tả cảnh vật trong sự tương phản để làm nổi bật sự biến đổi thần kì. Khu pháo binh của giặc nãm xưa là bãi trồng lạc của đội sản xuất bây giờ. Từ vùng đất “ngợp lên” dây thép gai, mìn... nay đã bát ngát màu xanh của đỗ, của ngô, của lạc...

Đất đã hồi sinh: “Sự sống đã nảy sinh từ trong cái chết, cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi...”.

2. Sự hồi sinh của những tâm hồn người

Nhưng sự hồi sinh có ý nghĩa lớn lao nhất lại phải là sự hồi sinh diễn ra trong tâm hồn những con người.

Họ là những người lính vừa buông tay súng, là những con người bước ra từ trong bóng tối cuộc đời cũ. Họ gặp nhau, sống và lao động cùng nhau, cùng nhau mơ ước và khao khát một cuộc đời trong hạnh phúc dựng xây.

Duệ là một cô gái mồ côi. Duệ thèm khát hạnh phúc vì từ bé đến lớn, cô chỉ thấy “tủi nhục lo âu”. Người con gái “nhút nhát, lo âu và cô độc” ấy cuối cùng đã tìm thấy tình yêu đẹp với Huân. Hạnh phúc và sự đổi đời đã xua tan những năm tháng mồ côi và cô độc.

Niềm cảm hứng về sự hồi sinh được nói đến nhiều nhất, tha thiết nhất trong nhân vật chính - Đào.

Không thể thấy hết ý nghĩa của sự đổi đời ở Đào nếu không tái hiện lại cuộc đời trong quá khứ đầy bất hạnh của Đào: lấy phải người chồng không ra gì, rồi chồng chết, con chết, tấm thân góa bụa phải gồng gánh, ngược xuôi. Đào lao vào công việc, dấn thân vào nỗi vất vả để quên đi nỗi bất hạnh. Những cay đắng tủi hờn tạo ra lối sống bất cần “táo bạo và liều lĩnh”. Đào lên Điện Biên với tâm lí của kẻ chán đời.

Nhưng, chị không ngờ trên mảnh đất Điện Biên, chị đã đổi thay cả số phận và biến chuyển trong tính cách:

- Thay đổi trong cuộc đời: Đào tìm thây hạnh phúc. Lá thư cầu hôn của Dịu, anh bộ đội phục viên phụ trách lò gạch - lời yêu thương đầu tiên sau hơn chục năm lẻ loi góa bụa - làm Đào xúc động. Đào tìm thấy quê hương, Điện Biên là quê hương thứ hai của chị.

Phân tích truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải để làm rõ cảm hứng hổi sinh cùa tác phẩm

- Biến chuyển trong tính cách: Sự “ghen tị với mọi người” nhường chỗ cho thái độ thân tình hồ hởi. Từ “hờn giận cho chính mình”, Đào tin vào cuộc sống để có những dự định, những ước vọng... Từ lối “sống liều lĩnh”, bất cần, Đào nghĩ tới trách nhiệm lo toan, đùm bọc. Niềm hạnh phúc đã thức dậy bản chất dịu dàng, yêu thương của người phụ nữ trong chị.

Lí giải: Vì sao có sự hồi sinh đó?

- Trước hết, yếu tô' đầu tiên có ý nghĩa quyết định là tiềm lực sông mãnh liệt của Đào. Chị chán chường đến cùng cực, nhưng cũng khát khao hạnh phúc đến cháy bỏng. Chị lao động hết mình và có ý thức phẩm giá, dám đối chọi và có khả năng đối chọi với đời.

- Vai trò của cuộc sô'ng lao động mạnh khỏe trên xứ sở Điện Biên với mặt đất mênh mông, với nhịp điệu lao động mê say, khỏe khoắn.

- Và, còn có vai trò lớn lao hơn nữa của tinh thương, của cuộc sông tập thể đầy lòng nhân ái.

III. Kết luận

- Cốt truyện đơn giản, mạch truyện chậm rãi, lối kể chuyện đầm ấm, nhẹ nhàng, Mùa lạc không vẽ nên những chuyện hồ hởi, phơi phới lạc quan. Nó là một chút hạnh phút mới chớm nở, còn e ấp nhưng cũng đáng được trân trọng, tin tưởng đi tiếp về tương lai.

- Qua những xúc cảm thật ấm áp, tha thiết về sự hồi sinh, nhà văn Nguyễn Khải đã tô đậm giá trị nhân đạo của tác phẩm, của thời đại mới.

Leave a Reply