Qua đoạn trích, anh (chị) có nhận xét gì về vẻ đẹp trong văn phong của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

Qua đoạn trích, vẻ đẹp trong văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường biểu hiện ở:

а. Bố cục văn bản theo trình tự mạch lạc, chặt chẽ: miêu tả, kết hợp thuyết minh, bình luận, biểu cảm về những đặc sắc của sông Hương từ thượng nguồn, vào thành phố Huế rồi đổ ra biển, giúp người đọc dễ theo dõi nắm được nội dung văn bản, ý tưởng tác giả.

b. Về dùng từ và các biện, pháp tu từ: Tác giả phối hợp phương thức miêu tả, thuyết minh... thông qua nhiều từ tượng hình chỉ màu sắc (chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng, sớm xanh, trưa vàng, chiều tím... màu áo lụa điều ẩn hiện... màu của sương khói trên sông Hương...), tượng thanh ghi âm thanh: (trong như tiếng hạc... đục như nước suối... ) và những biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá khiến dòng sông, vôn là tạo vật vô tri bỗng hiện thành người, khi là "cô gái Di-gan", lúc là "bà mẹ phù sa", là "người gái đẹp ngủ mơ màng" và "người tài nữ đánh đàn...). Đặc biệt, có những chi tiết so sánh, liên tưởng rất độc đáo, đầy ấn tượng: "vẻ đẹp trầm mặc của sông Hương như triết lí, như cổ thi... " Nhìn dòng chảy lặng lờ của sông Hương qua thành phố Huế, tác giả tưởng như "Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế..."...

Vẻ đẹp văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường

c. Về viết câu: Nhà văn phôi hợp câu dài, câu ngắn, nhịp khoan thai và dồn dập miêu tả những thay đổi trong sóng nước sông Hương thật gợi cảm, quyến rũ: "Giáp mặt thành phố ở cồn Giã Viên, sông Hương uốn mềm hẳn đi, như một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu... Sông Hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc...".

d. Đặc biệt là trong quá trình miêu tả, thuyết minh, biểu cảm về sông Hương, nhà văn đã sử dụng những liên tưởng, suy ngẫm bằng rất nhiều tri thức rộng (trong nước, ngoài nước... lịch sử, địa lí, thơ ca, âm nhạc), sâu (có lúc nhà văn liên tưởng vẻ trầm mặc của sông như triết lí, như cổ thi; có lúc phán đoán "toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này...". Điều đó chứng tỏ Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ là một nghệ sĩ đa tình mà còn có phẩm chất của nhà khoa học, một triết gia.

Có thể nói văn tuỳ bút của nhà văn xứ Huế ấy có nhiều nét gần gũi Nguyễn Tuân (uyên bác, tài hoa...) song vẫn mang nét riêng: trẻ trung, lãng mạn và lắng sâu...

Leave a Reply