Qua số phận hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy phát biểu ý kiến của anh/ chị về giá trị nhân đạo của tác phẩm

Phân tích đề

- Nội dung: Giá trị nhân đạo qua một khía cạnh của tác phẩm (Số phận hai nhân vật Mị và A Phủ)

- Thao tác: Phân tích, bình luận, chứng minh...

Gợi ý

Giới thuyết về Giá trị nhân đạo trong một tác phẩm văn học

+ Nhân đạo: yêu thương con người.

+ Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học

- Thông cảm với nỗi đau của những kiếp người bé nhỏ, bất hạnh.

- Phê phán các thế lực gây ra đau khổ cho con người.

- Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của họ.

+ Vai trò của giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học: giá trị căn cốt của mọi tác phẩm. Văn học là nhân học. Một tác phẩm chỉ có ý nghĩa khi nó hướng tới con người, biết trân trọng, yêu thương con người, làm cho cuộc sống con người tốt đẹp hơn. "Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy" (Bielinxki)

Số phận hai nhân vật Mị và A Phủ

Giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ được thể hiện rõ nét qua Số phận 2 nhân vật Mị và A Phủ

Nhà văn đã mô tả và cảm nhận số phận 2 nhân vật này như thế nào? (Thái độ)

+ Mị và A Phủ đều là những con người bé nhỏ, khốn cùng trong xã hội miền núi trước cách mạng. (Mị- như con rùa nuôi nơi xó cửa, con dâu gạt nợ, A phủ- mồ côi, con trâu trả nợ cho thống lí) > Tô Hoài miêu tả rõ nét, chân thực số phận đau khổ của 2 nhân vật với một giọng văn xót xa, ngấm buồn.

+ Thông cảm với số phận của 2 nhân vật, nhà văn cũng thể hiện thái độ phê phán cường quyền và thần quyền- 2 thế lực gây ra đau khổ cho Mị và A Phủ.

Quan trọng nhất, nhà văn đã khám phá và miêu tả logíc quá trình thay đổi số phận của 2 nhân vật. Sức sống tiềm tàng trong con người gặp ngọn lửa cách mạng đã tạo thành bước ngoặt thay da đổi thịt số phận bất hạnh. Từ con người bị bóc lột, bị chèn ép, từ kiếp "trâu" kéo cày trả nợ, từ kiếp "rùa" lùi lũi nơi xó cửa, họ trở thành người tự do, tự chủ. (Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân và hành động cởi trói cho A Phủ)

Leave a Reply