Văn bản "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" đã cho em hiểu gì về hiện thực đen tối của xã hội Việt Nam thời vua Lê chúa Trịnh

Vấn đề cần nghị luận:

Làm rõ thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan hầu cận trong phủ chúa, cùng với những thủ đoạn nhũng nhiễu của chúng đối với nhân dân qua đoạn trích.

- Nội dung cần nghị luận (luận điểm)

+ Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan hầu cận.

+ Những thủ đoạn nhũng nhiễu của quan lại.

+ Thái độ của tác giả.

+ Nét đặc sắc của đoạn trích.

Tư liệu: Chủ yếu trong đoạn trích, có thể mở rộng ra đoạn trích

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Lập dàn ý

Mở bài

Đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút) của Phạm Đình Hổ là một minh chứng xác đáng về hiện thực đen tối của đất nước vào thời vua Lê – chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII. Chúa ăn chơi xa xỉ, quần thần nhũng nhiễu dân lành.

Thân bài

Bộ mặt của giới cầm quyền phong kiến thời Lê – Trịnh được tác giả kể lại một cách sinh động, hấp dẫn.

+ Chúa cho xây nhiều cung điện, đền đài ở khắp nơi để thỏa ý “thích chơi đèn đuốc”, ngắm cảnh đẹp, ý thích đó không biết bao nhiêu cho vừa. Vì vậy, “Việc xây dựng đình đài cứ liên miên” hao tiền, tốn của.

+ Chúa bày ra nhiều cuộc dạo chơi tốn kém ở li cung (cung điện, lâu đài xây xa kinh thành). Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ được tác giả miêu tả tỉ mỉ: diễn ra thường xuyên “tháng ba bốn lần”, huy động rất nhiều kẻ hầu người hạ: “binh lính dàn hầu hết bốn mặt hồ’ (Hồ Tây ngày ấy rộng hơn bây giờ rất nhiều). Không chỉ dạo chơi đơn thuần mà còn bày ra nghi lễ tiếp đón tưng bừng, độc đáo; những trò chơi lố lăng như tổ chức hội chợ, các quan nội thần cải trang thành đàn bà, bày bách hóa xung quanh hồ để bán; thuyền ngự tùy ý ghé vào mua bán như cửa hàng trong chợ.

+ Chùa Trấn Quốc, nơi linh thiêng của Phật giáo cũng bị bọn nhạc công ngồi trên hòa nhạc làm vui cho chúa.

+ Bọn quan quân dùng quyển lực để tìm thu thực chất là cướp đoạt của quý trong thiên hạ như “trăn cầm dị thứ, cổ mộc quái thạch,..!’ (chim quý, thú lạ, câv cổ thụ, những hòn đá có hình thù lạ, chậu hoa, cây cảnh) về tô điểm cho phủ chúa để thành nơi giàu đẹp nhất trời Nam.

+ Tác giả đã chọn một chi tiết điển hình nhằm khắc sâu chủ đề của đoạn trích, đó là cảnh binh lính khiêng một cây đa cổ thụ về phủ chúa. Nhà văn miêu tả bằng những từ ngữ sống động và ấn tượng: “Cây đa to, cành lá rườm rà, được rước qua sông”, ‘‘giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng”. Cây đa ấy “phải một cơ binh mới khiê ng nổi”, không chỉ có thế, việc di chuyển còn có “bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay”. Người cầm bút chỉ đưa ra những sự việc cụ thể, chân thực và khách quan, không bình luận nhưng các hình ảnh vẫn hiện lên sống động và tự nó phơi bày.

Thói tham lam, những thủ đoạn nhũng nhiễu của bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa cũng được tác giả tường thuật một cách sắc nét:

+ Thời chúa Trịnh Sâm, bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa rất được sủng ái, bởi chúng biết bợ đỡ, làm vui lòng chúa bằng cách bày ra các trò ăn chơi hưởng lạc. Cho nên, chúng ỷ thế nhà chúa, mượn gió bẻ măng tha hổ hoành hành, tác yêu tác quái, vơ vét của dân.

Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan hầu cận trong phủ chúa

+ Thủ đoạn của chúng vô cùng bỉ ổi, trắng trợn: dò xem nhà nào có vật quý thì biên vào hai chữ “phụng thu’, cho người lấy phăng đi. Rồi vừa ăn cướp vừa la làng, vu cho người có của giấu giếm của cung phụng, chông lại thánh chỉ để họ lại phải đút tiền thoát tội. Người dân vừa bị cướp đoạt vật quý vừa bị mất thêm tiền, có nhà bị mất của lại còn bị phá nhà hủy tường. Vì thế, để tránh tai họa, có người phải tự tay “đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh” mà mìnn đã dày công vun trồng, yêu quý.

+ Để tăng sức tố cáo hiện thực và sức thuyết, phục người đọc, tác giả đưa ra bằng chứng từ chính sự việc của gia đình mình: bà mẹ đã phải sai chặt đi một cây lê và hai cây lựu quý có hoa thơm quả đẹp trong vườn nhà để tránh tai họa.

=> Nhân dân bị nhũng nhiễu, cuộc sống nghèo đói, vất vả, không yên ổn. bọn vua chúa, quan lại thì ăn chơi sa đọa. Chúa thì lơi lỏng việc triều chính. không chăm lo việc nước; quan quân được thể hoành hành dân chúng. Cướp đoạt của cải của dân, bọn chúng không những không bị phê mà còn được khen, được thưởng, được thăng quan tiến chức.

Thái độ của người cầm bút

+ Tác giả ghi chép sự việc diễn ra rất cụ thể, khách quan, không lời bình, không bộc lộ thái độ, cảm xúc trực tiếp. Nhưng mạch ngầm chủ đạo văn bản ]à thái độ phê phán đối với thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa. Nhà văn kể lại sự việc khách quan nhưng tự nó đã phơi bày tất cả bản chất của giai cấp thông trị và dự cảm một tương lai gần đầy nguy cơ: “Trong phủ, tùy chỗ điểm xuyết, bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm. ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là điều triệu bất tường”. Qua chi tiết này. tác giả kín đáo cảnh báo thói ăn chơi hưởng lạc, xa hoa trên mồ hôi nước mắt của nhân dân sẽ dẫn đến cảnh đất nước suy tàn, tan rã tang thương.

+ Kẻ thức giả (người trí thức) nhìn xa trông rộng thấy điểu đó không phải là cảnh thực. Cảnh núi non thu hẹp trong vườn thượng uvển không phải là biểu tượng của toàn cảnh đất nước đẹp tươi, phồn thịnh, mà đó là cảnh đẹp giả tạo, phù phiếm chỉ có trong phủ chúa. Đêm thanh cảnh vắng, chim kêu vượn hót rộn bôn bể không phải là cảnh bình yên, phồn thực mà đó là “điều triệu bất tường”, một dấu hiệu chẳng lành, điềm gở sẽ xảy ra ồn ào như trận mưa sa bão táp, vỡ tổ tan đàn. Đây là hình ảnh ẩn dụ cho sự suy vong tất yếu của một triều đại. Thật đúng như dự cảm, không bao lâu, nạn kiêu binh nối dậy, lật đổ phe cánh Trịnh Sâm, Hoàng Đình Bảo,… gia đình chúa cốt nhục tương tàn, tan đàn xẻ nghé, cuối cùng bị nhà Tây Sơn xóa vết.

Nét đặc sắc của đoạn trích

+ Tác giả rất thành công ở thể tùy bút, ghi chép chân thực hiện thực khách quan, qua đó bộc lộ thái độ, cảm xúc, suy nghĩ, đánh giá của mình về con người và cuộc đời.

+ Ghi chép tùy theo cảm hứng chủ quan, có thổ tản mạn, không gò bỏ theo hệ thống, kết cấu nhưng vẫn theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo nên đoạn trích rất giàu chất trữ tình.

+ Các chi tiết miêu tả chọn lọc, đắt giá, giàu sức thuyết phục. Tả cảnh đẹp, tỉ mỉ nhưng lại nhuốm màu sắc u ám, mang tính dự báo.

+ Giọng kể, tả khách quan nhưng khéo léo, kín đáo thể hiện thái độ lên án, phơi bày bản chất bọn vua chúa qua thủ pháp liệt kê và hàm ẩn.

=> ‘Vũ trung tùy bút” phảng phất đó đây một phong vị buồn của con người luôn trăn trở với dân với nước. Ông viết nhẹ nhàng, không lên gân (…) Phạm Đình Hổ là sự minh chứng cho tính phong phú, đa dạng của kí’ (Nguyễn Đăng Mạnh),

Kết bài

Nghệ thuật tùy bút đem lại cái nhìn sinh động cho người đọc về tầng lớp quyền quý cũng như nỗi thông khổ của nhân dân lao động đương thời. Tác phẩm không chỉ giàu giá trị hiện thực mà còn mang giá trị nhân đạo sâu sắc.

Chuvện cũ viết lại trong phủ chúa Trịnh một thời đã thành dĩ vãng, nhưng những câu chuyện ấy vẫn còn giá trị tư liệu, giá trị lịch sử và giá trị văn chương… cho những thế hệ sau

Leave a Reply