Văn nghị luận - Cái nghiêng tai kì diệu

1. Mở bài:

- Dùng lí luận để khẳng định về những điểm sáng thẩm mĩ

- Dẫn ra 3 tác phẩm tiêu biểu mà đề yêu cầu để đưa đến hình tượng cái nghiêng tai kì diệu của nhà văn trong cuộc sống

2. Thân bài:

2.1. Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi:

- Lúc đương đông buổi chợ là hình ảnh vui của một cuộc sống sầm uất đi lên. Còn khi chợ tan là hình ảnh rã đám của một cuộc sống đương đi xuống. Chỉ cần nhìn vào diện mạo chợ, cũng có thể thấy được âm vang của đời sống. 

Cái nghiêng tai kì diệu

- Nắng tắt, bóng tối dâng lên vây phủ bốn bề, âm thanh sinh hoạt cũng dần dần thưa thớt. Lúc tịch dương thì dù đó là miền sơn cước hay chốn chương đài, cũng đều khó tránh khỏi không khí quạnh hiu cô tịch.

- Tiếng ve gióng giả inh ỏi như một bản đàn làm cho hoàng hôn cũng trở nên náo nhiệt. 

=> Với một tâm hồn rộng mở lắng nghe dư âm cuộc sống đã giúp cho cảnh hưng thịnh của ngày hè, nhờ thế, mà càng trở nên phồn thịnh hơn; cảnh tượng đã phồn thịnh nay ngập tràn cả âm thanh trong trẻo, tươi vui

2.2. Chí Phèo của Nam Cao:

- Những âm thanh thường nhật ấy ngày nào mà chả có nhưng hôm nay Chí mới nghe được là bởi vì đến bây giờ hẳn mới được tỉnh sau những cơn say dài mênh mang. Những âm thanh ấy chính là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống trong anh. 

- Khi Chí Phèo nghe những âm thanh của cuộc sống và biết được trời sớm hay muộn cũng chính là anh đã dần ý thức về cuộc sống. Âm thanh cuộc sống ấy đã đánh thức trong Chí giấc mơ thời trai trẻ. Rồi anh lại nhớ về quá khứ, rằng có một thời, đã “ước mơ có một cuộc sống gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải. Bỏ một con lợn nuôi để vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. 

- (Cái này là thuộc cảm tính của chị. Nên nói thêm về tác nhân ảnh hưởng đến Chí, làm Chí thức tỉnh nữa) Với bàn tay ân cần của Thị Nở, Chí như được lột bỏ vô quý để trở lại hình hài của con người. Bát cháo hành có thể nói là liều thuốc giải cực mạnh đã góp phần tẩy ố đi men rượu, tẩy ố những nhơ nhuốc của cuộc đời bất hạnh, trả lại cho anh những điều đã mất. 

=> Dưới góc nhìn nhân đạo của nhà văn, Nam Cao đã lắng tai nghe nhịp thở đang phập phồng của khát khao hoàn lương ẩn trong sâu trong con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Qua âm thanh sinh hoạt đời thường cùng với những ngày hạnh phúc trong tình yêu, tình người với Thị Nở mà đưa trở lại anh Chí của ngày xưa.

2.3. Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài:

- Lời của tiếng sáo, lời của bài tình ca, lời của các bạn trai, gái đang yêu nhau, tâm tình bên nhau và… cũng là những tiếng lòng da diết, mãnh liệt từng bao năm bị chôn vùi, kìm nén trong trái tim, trí tuệ của Mị. 

- Những thanh sắc tình yêu nhân bản từ ngoại cảnh đã đồng vọng cùng thanh sắc của nội lực bên trong khiến cho cô gái nô lệ, khổ đau ấy hồi sinh, muốn xóa bỏ cái thân phận hiện tại để trở thành cái quá khứ, cội nguồn vốn rất tự do, trong lành như mùa xuân, tự do như tiếng sáo những đêm tình… 

- Tính từ lửng lơ trước động từ bay khiến cho âm thanh của thứ nhạc cụ dân dã ấy trở nên sống động, có hồn, ấn tượng xiết bao. Và nhờ đó, những cung bậc tâm trạng của nhân vật Mị trở nên phong phú => Qua cái vô danh của một nhạc cụ, nhà văn đã tấu lên bao nhiêu thanh sắc của lòng người. Nhờ tiếng sáo, ông khẳng định rằng: khát vọng tuổi trẻ, tình yêu, cái sức sống tiềm tàng ấy của con người không dây trói nào buộc được, không thế lực đen tối nào xóa được… 

2.4. Liên hệ về cái nghiêng tai kì diệu:

- Cả 3 tác phẩm đều được nhà thơ, nhà văn thể hiện qua lăng kính của tình yêu, qua đôi tai lắng nghe những nhịp thở biến đổi từng giây, từng phút

- Mỗi tác phẩm đều có những nét đẹp riêng, được phác họa qua giai điệu du dương của bản đàn cuộc sống

3. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề: 

- Đây là nét thẩm mĩ trong hồn cốt của văn chương thuộc phạm trù Chân - Thiện - Mỹ

- Cái nghiêng tai kì diệu của nhà văn là năng lực thuần túy để ghi lại dấu ấn của mỗi nhà văn trên thi đàn văn học.

Leave a Reply