Văn nghị luận - Tục ngữ Pháp có câu: Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu

GỢI Ý

I. Mở bài

- Đồng tiền là vật trao đổi hàng hoá, là thước đo mua bán.

- Tuỳ theo mục đích của mỗi người mà đồng tiền có thể là người đầy tớ tốt hay người chủ xấu.

II. Thân bài

- Giải thích:

+ Nghĩa đen: - “tớ”: người để điều khiển, người sai khiến.

- “chủ”: người điều khiển, sai khiến.

+ Nghĩa bóng: phải biết làm chủ đồng tiền, không nên làm nô lệ cho đồng tiền.

Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu

- Giá trị của đồng tiền:

+ Là vật trao đồi, mua bán, đồng tiền có sức mạnh rất lớn.

+ Nhiều người bỏ công sức ra để kiếm tiền.

- Tiền bạc là người đầy tớ tốt: nằm trong tay một con người tốt, đồng tiền phát huy giá trị to lớn của nó, mang lại hoà bình, hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội.

- Tiền bạc là người chủ xấu: chính vì có giá trị lớn trong trao đổi mua bán nên ma lực của đồng tiền đối với con người rất lớn, đặc biệt là đối với những kẻ tham lam, gây ra nhiều tội lỗi.

III. Kết bài

- Chính vì giá trị to lớn của đồng tiền trong cuộc sống mà mỗi người chúng ta phải có thái độ đúng đắn trong việc kiếm tiền cũng như chi tiêu.

- Hãy sử dụng đồng tiền vào đúng mục đích để nó phát huy giá trị mà nó vốn có.

BÀI LÀM

Trong bất kì xã hội nào, đồng tiền cũng có một giá trị to lớn. Nó giúp con người thuận lợi trong trao đổi mua bán hằng ngày. Thử lật lại lịch sử xem, nếu không có sự xuất hiện của đồng tiền thì xã hội sẽ không được phát triển như ngày nay và không ai có thể tưởng tượng ra nổi cảnh mua bán sẽ diễn ra như thế nào?

Tuỳ vào mỗi cá nhân người sử dụng mà đồng tiền tốt hay xấu

Chính bởi cái giá trị to lớn của đồng tiền trong cuộc sống như thế nên hằng ngày có biết bao con người làm việc cật lực, thậm chí bất chấp nguy hiểm để kiếm ra tiền. Có thể vì cuộc sống mưu sinh của gia đình, thương lũ con gầy đói rách rưới mà bác nông dân vất vả một nắng hai sương trên cánh đồng. Có thể vì muốn thoát nghèo, hướng đến tương lai tốt đẹp hơn mà bao nhiêu học sinh nỗ lực, thức khuya dậy sớm, ngày đêm học tập. Và có thể trong tâm thức họ vẫn văng vẳng lời căn dặn giản dị của người cha: “Nghề nông mình khổ lắm con à! Chỉ có con đường học tập mới giúp con thoát khỏi cải nghèo truyền kiếp mà đời ông, đời cha, đời chú phải gánh chịu”, ... Ngoài ra, đơn giản chỉ vì họ quan niệm “có tiền là có tất cả” mà họ bỏ công sức ra lao động. Nếu không có giá trị lớn thì đồng tiền không cần được bảo quản cẩn thận. Và chắc chắn các ngân hàng cũng không cần bảo vệ, canh giữ. Nhưng không phải vì có giá trị mà đồng tiền luôn mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Tuỳ vào mỗi cá nhân người sử dụng mà đồng tiền tốt hay xấu. Nó chỉ thật sự đúng là “đồng tiền” khi ở trong tay một con người cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Hay nói cách khác, nó chỉ là nó theo đúng nghĩa khi nó là đầy tớ cho một người tốt. Đồng tiền giúp con người trang trải cuộc sống mưu sinh hàng ngày cho gia đình. Dùng tiền đúng lúc, đúng chỗ cho những mục đích tốt đẹp thì nó thật sự là người tớ tốt. Nó phục vụ cho con người, mang lại hạnh phúc cho cá nhân, gia đình, tạo hoà bình, ổn định cho cộng đồng xã hội. Như vậy vai trò của đồng tiền trong cuộc sống là không thể phủ nhận. Nếu ngược lại, ta sẽ trở thành nô lệ cho nó mà thôi.

Leave a Reply