Vương Dương Minh - một học giả của Trung Quốc cuốì thế kỉ XV đã nói: "Người không có chí như thuyền không lái, như ngựa không cương trôi dạt lông bông không ra thế nào cả”. Anh (chị) hãy nêu nhận định của mình về ý kiến trên

DÀN Ý

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần bình luận:

+ ở đời nếu không kiên trì với tư tưởng và tình cảm của mình, con người dễ bị tác động bởi hoàn cảnh khách quan.

+ Không có chí, con người thường nản lòng chùng bước trước khó khăn, trước những lời bàn qua tán lại vu vơ, không kiên định vào lựa chọn của mình.

- Trích dẫn câu nói.

- Đây là lời khuyên nêu ra nhiều vấn đề cần quan tâm, suy nghĩ và tìm hiểu.

2. Thân bài

- Ý nghĩa của câu nói

- “Chí” là nghị lực tinh thần thuộc phần nội tại của con người có tác dụng giúp họ kiên trì theo đuổi một mục đích đã được đặt ra, thực hiện được một lí tưởng, một sự nghiệp đã được hướng tới.

- “Trôi dạt lông bông” là trạng thái không định hướng, để mặc cho sự trôi nổi.

- Nếu thiếu “chí” thì chẳng khác nào con thuyền không lái, con ngựa không cương. Chỉ có “chí” con người mới thực hiện được lí tưởng đã đề ra.

- Đánh giá

+ Khẳng định câu nói của Vương Dương Minh là hoàn toàn chính xác.

+ Nêu dẫn chứng: những ngườỉ xây dựng lí tưởng lớn đều là những người có chí cả: Lê Lợi, Hồ Chí Minh,...

- Mở rộng

+ Thiếu “chí" là thiếu điều quan trọng nhất, coi như đã mất hướng đi trong đời.

+ Dẫn chứng: một số nhân vật, câu nói nổi tiếng liên quan đến vấn đề.

+ Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”

+ Lời khuyên của Bác:

Không có việc gì khó.

Chỉ sợ lòng không bền.

Đào núi và lấp biển.

Quyết chí ắt làm nên.

Chỉ sợ lòng không bền

3. Kết bài

- Câu nói của Vương Dương Minh đúng là kim chỉ nam hành động cho thanh thiếu niên chúng ta.

- Hiểu được giá trị của tư tưởng trên, tuổi trẻ cần phải vạch ra cho mình một con đường tiến thủ, một cái “chí” vững bền, kiên quyết. Có như thế mới mong thành đạt trên đường đời.

BÀI LÀM

đời, nếu con người không kiên trì với tư tưởng và tình cảm của minh thì dễ bị tác động, thay đổi bởi hoàn cảnh xung quanh. Không có ý chí người ta dễ nản lòng, chùn bước, rút lui trước khó khăn, trước những lời đồn đại, bàn qua tán lại vu vơ, không kiên định vào lựa chọn, quyết định của mình, không đứng vững trên đôi chân mình. Vì thế một học giả của Trung Quốc cuối thế kỉ XV là Vương Dương Minh đã đưa ra lời khuyên như sự khích lệ cho người ta tìm ra con đường lập thân đúng đắn: “Người không chí như thuyền không Lái, như ngựa không cương trôi dạt lông bông không ra thế nào cả”. Đây là một lời khuyên nêu ra cho chúng ta nhiều vấn đề cần quan tâm, suy nghĩ và tìm hiểu.

“Chí” là nghị lực tinh thần thuộc phần nội tại của con người. “Chí” có tác dụng giúp chúng ta kiên trì theo đuổi một mục đích đã được đặt ra, một sự nghiệp đã được hướng tới. Và nhờ vào nó con người không chán nản, chùng bước mà ngược lại càng quyết tâm thực hiện cho bằng được lí tưởng, sự nghiệp đó. Nếu thiếu đi “chí” tức là thiếu đi ý thức về lí trí đế điều khiển, thực hiện mọi hành động trong đời sống cá về vật chất và về tinh thần. Con người ấy sẽ suốt đời lông bông thay đổi, đứng núi này trông núi nọ, nay ngắm đường này, mai ngắm đường kia, có khác nào con thuyền không lái, dù có chèo chống thế nào cũng không thể nào hướng đến cái đích mà mình đã định được. Cũng như con ngựa không cương thì dù ngựa hay, người cưỡi giỏi cũng chỉ tung bụi mà chạy chứ không biết phải dừng lại nơi chốn nào. Vậy cái lái của thuyền kia, cũng như cái cương của con ngựa nọ là những bộ phận thiết yếu khiến cho thuyền đi, cho ngựa đến đúng lối đã định. Và quan hệ ấy được học giả Vương Dương Minh ví với cái chí của con người, chỉ có chí quyết định, chí vững tiến mới khiến người ta khỏi lông bông trên đường đời.

Không có việc gì khó

Lời nói của Vương Dương Minh rất đúng với thực tế. Ta cứ xem trong lịch sử danh nhân có ai thiếu chí mà xây dựng được nghiệp lớn hay lí tưởng cao đẹp đâu. Cứ xem Lê Lợi mười năm gian khổ trong rừng sâu hiểm trở, trải qua bao gian khổ, đôi lúc cận kề với cái chết để tìm cách diệt quân Minh đủ thấy rõ cách lập chí của bậc anh hùng, hay xa hơn nữa, Nguyễn Công Trứ, mặc dù hoàn cảnh cơ cực, gian khổ thế nào ông vẫn thẳng một con đường tiến tới theo cái chí đã vạch ra. Ngày nay cái “chí” của con người cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Có không ít những tấm gương về ý chí nghị lực phi thường. Đó là anh học trò nghèo Nguyễn Thiện Ân tuy nhà nghèo khó tưởng chừng như có lúc phải bỏ học để phụ giúp bà mẹ goá bụa nuôi bốn đứa em thơ. Nhưng ước mơ về một mái trường, về nghề thầy thuốc đã giúp Ân vượt qua tất cả, mỗi ngày đạp gần mười bảy cây số đến trường rồi lại ngược về nhà giúp đỡ gia đình.

Thế nhưng cũng không hiếm những người sống không hề có “chí”, luôn dòm ngó, soi mói, tự ti, mặc cảm, thụt lùi, Đó là những con người không có chí tiến thủ, không thể nào thành công được. Qua đó, ta mới thấy thêm được rằng“chí” là hành trang, là điều kiện cần thiết đẫn đến thành công. Những ai muôn thành công đều trang bị cho mình một cái “chí” vững vàng, không gì có thế lung lạc hay thay đổi. Để những khi khó khăn, đau khổ, thất bại... nó lại là chỗ dựa nâng đỡ chúng ta đứng dậy, giúp con người nhận ra những sai lầm đã qua và thấy được hướng đi sắp đến cho mình. Nó giúp cho con người không thể nào buông xuôi phó mặc mà vùng dậy đi lên từ thất bại, không nản chí, sờn lòng, xem đó là cơ hội để thử thách, rèn luyện thêm cho cái “chí” của chúng ta. Người không hề có “chí” luôn tụt lùi, mất phương hướng, dễ lầm lạc, sai lầm; đặc biệt không thề hoặc rất khó đứng dậy sau thất bại. Như Bác Hồ đã khuyên thanh niên rằng:

"Không có việc gì khó.

Chỉ sợ lòng không bền.

Đào núi và lấp biển.

Quyết chi ắt làm nên".

Bởi vậy, thiếu đi cái “chí” có thế coi như là thiếu tất cả các phương diện tiến bộ, bất cứ ở trong lĩnh vực nào: khoa học, văn học, kinh tế... khiến cho cuộc đời mình không có hướng đi nữa.

Tóm lại, có “ch픓bền chí” là yếu tố quan trọng giúp mỗi chúng ta đứng vững vàng trên mọi hoàn cảnh, thử thách, thành đạt trên đường đời. Mà nói cho cùng thì có "chí" hay không cũng là do tư tưởng của mỗi người. Như Nguyễn Bá Học đã cho rằng: “Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

Câu nói của Vương Dương Minh đúng là kim chỉ nam hành động cho thanh thiêu niên chúng ta. Hiểu được giá trị của tư tưởng trên tuổi trẻ, cần phải vạch ra cho mình một con đường tiến thủ, một cái “chí” vững bền, kiên quyết. Có như thê mới mong thành dạt trên đường đời.

Leave a Reply