Bí quyết làm bài nghị luận văn học: Phân tích một đoạn thơ / bài thơ

I. Mở bài:

- Giới thiệu được tác giả (vị trí trong nền thơ văn, nét riêng trong sáng tác hoặc có thể giới thiệu khái quát về con người), tác phẩm (tên tác phẩm và hé lộ 1 chút nội dung), yêu cầu đề bài (nếu như đề bài yêu cầu cảm nhận/phân tích 1 nội dung nào đó thì đưa phần yêu cầu vào mở bài)

- Nếu đề bài đưa ra 1 nhận định/ ý kiến: phải trích dẫn nhận định, ý kiến đó vào phần mở bài

Ví dụ: Cảm nhận về vẻ đẹp người anh hùng nhà Trần qua bài thơ Tỏ lòng

- Xác định yêu cầu: vẻ đẹp người anh hùng thời Trần

-> Đưa yêu cầu này thành phần hé lộ nội dung

Cách làm: Phạm Ngũ Lão là một vị tướng tài ba có nhiều đóng góp trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên dưới thời nhà Trần. Bên cạnh đó, ông còn thích đọc sách, sáng tác thơ văn. Tác phẩm của ông còn lại không nhiều, tiêu biểu nhất là bài thơ "Tỏ lòng" (Thuật hoài). Bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp của người anh hùng và khí thế của thời đại nhà Trần.

Bí quyết làm bài nghị luận văn học Phân tích một đoạn thơ bài thơ

II. Thân bài:

1. Khái quát:

- Thể thơ

- Hoàn cảnh sáng tác

- Vị trí (nếu có)

2. Phân tích

- Theo trình tự sau: Luận điểm - trích thơ - nghệ thuật - nội dung - tiểu kết

- Hết 1 luận điểm phải tách đoạn - chuyển ý - nêu tên luận điểm và làm các bước như trên.

- Phần liên hệ so sánh, mở rộng: không nhất thiết phải để ở cuối bài văn, trong quá trình phân tích, nhiều ý, nhiều câu từ có nét tương đồng với những sáng tác khác thì dẫn ra so sánh

(Lưu ý: 1. không so sánh 1 tác giả trung đại với 1 tác giả hiện đại - so sánh ngược, 2. khi so sánh: sau khi trích thơ/văn so sánh phải chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa các sáng tác)

3. Đánh giá:

- Nghệ thuật: thể thơ, nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ, hình ảnh, ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật...

- Nội dung: (nếu đề bài có nhận định/ý kiến: phần đánh giá nhắc lại 1 lần nữa nhận định / ý kiến đó)

III. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về đoạn/bài thơ

- Liên hệ thực tiễn

Leave a Reply