Dàn ý về hình tượng người lái đò. về hình tượng con sông Đà trong đó có sự so sánh với "chữ người tử tù" để thấy được điểm thống nhất và khác biệt của phong cách Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945

Dàn ý khái quát:

1. Điểm giống nhau:

- Tác giả nhìn cảnh vật nghiêng về phương diện văn hoá nghệ thuật (cảnh cho chữ tuyệt đẹp, cảnh sông Đà đẹp hùng vĩ và thơ mộng), nhìn con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ (Huấn Cao có tài viết chữ rất nhanh, rất vuông, rất đẹp, cho chữ và khuyên giữ thiêng lương; quản ngục biết quý người tài, biết yêu cái đẹp, người lái đò sông đà dũng mãnh, tài hoa và nghệ sĩ)

- Nguyễn Tuân vận dụng nhiều tri thức ở những lĩnh vực khác nhau trong quá trình miêu tả như hội hoạ, điêu khắc.

- Nguyễn Tuân hứng thú trước những cảnh đẹp dữ dội, khác thường( cảnh sông đà hùng vĩ, dữ dội, cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có), những cá tính mãnh liệt, khác người của Huấn Cao, quản ngục , ông lái đò.

Người lái đò sông đà dũng mãnh

2. Điểm khác nhau:

- Về mặt thể loại, Chữ ngươì tử tù là một truyện ngắn, xây dựng thế giới nghệ thuật bằng hư cấu. Người lái đò sông đà là một tuỳ bút vừa có chất kí ghi chép người thật, việc thật, tư liệu phong phú, vừa bộc lộ khá rõ cái tôi của nhà văn Nguyễn Tuân

- Về quan niệm sáng tác và tư tưởng: Trước cách mạng tháng tám, NT cho rằng tai fhoa nghệ sĩ chỉ có ở những con người kiệt xuất, khác thường thuộc quá khứ vàng son chỉ còn vang bóng (Người như Huấn Cao tột đỉnh tài năng, quản ngục rất khác lạ)

Sau cách mạng tháng tám, NT đã thay đổi quan niệm những người tài hoa nghệ sĩ có ở trong nhân dân, đại chúng, trong cuộc đời thường.Thậm chí là những con người vô danh đang lao động bình thường như người lái đò

=>Những điểm khác nhau đã minh chứng cho quá trình "lột xác" của Nguyễn Tuân để trở thành nhà văn cách mạng có ích cho đời.

Leave a Reply