Mạch tranh luận ngầm trong bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Thực ra mạch tranh luận ngầm của tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập chúng ta có thể thấy rõ qua cách lập luận của Bác trong văn kiện lịch sử quan trọng này.

- Thứ nhất phải chỉ ra được các lập luận của Bác khi tiến tới mục đích của Bản tuyên ngôn này:

Đó là việc Bác trích dẫn 2 bản Tuyên ngôn của Pháp và Mỹ để thể hiện 1 điều tất yếu là dân tộc Việt Nam được quyền hưởng những quyền lợi của một dân tộc: đó là quyền về tự do, quyền bình đẳng, bác ái...

Mạch tranh luận ngầm trong bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Nhưng người Pháp đã đi ngược lại lời của Tổ tiên của họ, đã sang nước ta để tước đi những quyền công dân cơ bản ấy của người Việt Nam. Như vậy ở đây, Bác đã dùng kế: Gậy ông đập lưng ông.

Như vậy mạch ngầm trong cách trích dẫn và lập luận đầu tiên này, chính là để làm cho thực dân Pháp phải xấu hổ với tổ tiên, với quốc gia, với nhân dân của mình và nhân dân toàn thế giới

- Thứ hai: trong cách lập luận của Bác, bác bỏ luận điệu của quân cướp nước: sang bảo hộ cho Việt Nam nhưng lại bán nước ta cho Nhật...

Như vậy ở đây Bác đã chỉ ra sự giả dối và hèn nhát của thực dân Pháp.

Với những dẫn chứng hết sức tiêu biểu, chính xác cùng với lối lập luận đanh thép, hùng hồn. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần được bộ mặt xảo trá của thực dân Pháp, đồng thời khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc.

Có thể thấy Tuyên ngôn Độc lập là sự kết tinh trí tuệ và bút lực của một vị lãnh tụ tài ba. Tác phẩm không chỉ có ý nghĩa về giá trị lịch sử, giá trị văn chương mà tác phẩm đã tạo ra áp lực dư luận vô cùng lớn đối với thực dân Pháp.

Leave a Reply