Nghị luận: Suy nghĩ của anh chị về hiện tượng nhiều bạn trẻ hiện nay quên nói cảm ơn khi được người khác giúp đỡ

I. Mở Bài

Có một món trang sức rất giản dị nhưng vô cùng quá giá, làm tăng thêm nét duyên dáng, thanh lịch cho những ai luôn mang nó bên mình. Đó là lời cảm ơn. Sức mạnh bí ẩn của lời cảm ơn chân thành chính là sự thanh thản, niềm vui bé nhỏ từ cuộc sống. Lời cảm ơn còn là một toa thuốc để trị bệnh lo âu, hồi hộp.

II. Thân Bài

Vậy mà có một thời lời cảm ơn đựoc dùng rất dè sẻn, thậm chí còn bị coi là biểu hiện của tính cách tiểu tư sản trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Ngày nay, xã hội phát triển, phép xã giao đựoc coi trọng, lời cảm ơn là biểu hiện của sự văn minh trong giao tiếp. Không ai có thể thống kê đuợc, ở những nước văn mình, một ngày có bao nhiêu từ cảm ơn được nói ra nhưng chắc chắn, đó là từ thông dụng nhất.

Hãy nói lời cảm ơn

Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của cấp trên, của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người…Nhưng đó chỉ là những lời cửa miệng, khô cứng, sáo mòn và không có cảm xúc. Chỉ có lời cám ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cám ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến nhưng chuyên lớn lao như cám ơn người đã cứu mạng mình, những người thân đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn … Những lúc đó, lời cám ơn còn có nghĩa là đội ơn.

Còn một từ nữa cũng thông dụng không kém ở các xứ sở văn minh là "Xin lỗi". Ở những nơi công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau. Nếu cò ai đó vô ý khẽ chạm vào người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được dùng cả khi không có lỗi. Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin lỗi trước khi dừng ai đó lại hỏi đường hay nhờ bấm hộ một kiểu ảnh. Tóm lại, khi biết mình có thể làm phiền đến người khác dù rất nhỏ, người ta cũng đều xin lỗi.

Hiển nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong nhữnhg lúc người nói cảm thấy mình thực sự có lỗi. Từ xin lỗi ở đây đi kèm với một tâm trạng hối lỗi, mong được tha thứ hơn là một cử chỉ văn minh thông thường. Đôi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng lúc còn có thể xóa bỏ biết bao mặc cảm, thù hận, đau khổ…Người có lỗi mà không biết nhận lỗi là có lỗi lớn nhất. Bởi vậy, Công giáo mới có lễ xin tội. Xem ra sức mạnh của từ Xin lỗi còn lớn hơn Cám ơn.

Làm ơn - Xin lỗi - Cảm ơn

Vậy mà Xin lỗi trong xã hội ta còn ít thông dụng hơn cả Cám ơn. Sở dĩ như vậy vì nhiều người còn có tâm lý cho rằng xin lỗi là hạ mình. Chỉ có kẻ dưới mới xin lỗi người trên (con cái xin lỗi cha mẹ, cấp dưới nhận lỗi với cấp trên) chứ ít khi ngược lại. Đó là tàn dư của xã hội phong kiến, một xã hội mà vua, quan không bao giờ xin lỗi dân. Nếu có làm chuyện sai trái, thì hãy để vua quan tự sửa mình, tự rút kinh nghiệm chứ không có chuyện hạ mình xin lỗi dân. Từ xin lỗi chỉ có thể thông dụng trong một xã hội dân chủ, văn minh, nơi con người biết tôn trọng nhau.

III. Kết Bài

Nếu toa thuốc Cám ơn có thể trị bệnh lo âu, hồi hộp, sộ sệt thì toa thuốc Xin lỗi có thễ trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác. Vì thế, hãy để Cám ơn và Xin lỗi trở thành hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta.

Trong cuộc sống đời thường, xin đừng dè sẻn lời cảm ơn và hà tiện lời xin lỗi, vì chúng ta là những người văn minh có văn hóa các bạn nhé!

Leave a Reply