“Những hình tượng kì ảo tạo nên vẻ đẹp riêng cho văn học dân gian, một vẻ đẹp gắn liền với thời thơ ấu của nhân loại”. Em hiểu nhận định trên như thế nào? Dựa vào truyện dân gian để làm sáng tỏ nhận định trên

Hình tượng kì ảo: vẻ đẹp riêng của văn học dân gian.

- Chú ý: Hình tượng kì ảo là phương thức xây dựng tác phẩm thần thoại, sử thi, cổ tích thần kì.

- Giải thích: Vì sao hình tượng kì ảo là vẻ đẹp riêng của Văn học dân gian, mà cụ thể là những tác phẩm có yếu tố hoang đường? - Vì nó xuất hiện ở thời kì mà con người còn ở trình độ sơ khai, khoa học chưa phát triển. Con người quan sát những hiện tượng thiên nhiên, xã hội mà không hiểu nguyên nhân vì sao có những hiện tượng đó. Nhưng họ vẫn âm ỉ một khát vọng muốn khám phá, muốn giải thích và muốn giải quyết. Cuối cùng, họ đã dùng trí tưởng tượng phi thường của họ để lí giải hoặc cầu viện đến những kì diệu để giúp họ giải quyết những bế tắc trong cuộc sống. Nó có vẻ đẹp riêng vì vẻ đẹp đó hoàn toàn khác với vẻ đẹp có chất lí tính sau này trong văn học thời kì con người đã phát triển. Chỉ có thời kì con người còn ngây thơ, hoàn toàn trong sáng thì trí tưởng tượng mới bay bổng đủ sức tạo ra những hình tượng huyền ảo lãng mạn, phi thường như thế. Vẻ đẹp đó sẽ không bao giờ quay trở lại với nhân loại khi con người đã có một trình độ văn minh và nhìn các hiện tượng tự nhiên, xã hội với cái nhìn hoàn toàn lí tính.

văn học dân gian

- Chứng minh: Những hình tượng kì ảo trong thần thoại, sử thi cổ tích.

Hình tượng thần Trụ Trời: Khi nhìn thấy các hiện tượng có trong thiên nhiên như có bầu trời, có mặt đất, có núi cao, có biển, có sông ngòi, có đồi cao đồi thấp... người nguyên thủy muốn tìm hiểu tại sao và họ tìm cách giải thích đó là do thần Trụ Trời. Truyện tả thần Trụ Trời cao lớn phi thường: đầu đội trời cao, moi đất đá xây nên một cây cột để chống trời, sau đó phá cột, ném đất đá đi khắp nơi, tạo nên sông biển núi đồi...

Hình tượng quả bầu mẹ: Quả bầu chứa cả các thủy tổ các dân tộc Việt Nam. Một hình tượng huyền hoặc phi thường, chỉ có trí tưởng tượng trẻ thơ mới tạo ra sản phẩm đó mà thôi.

Hình tượng Cóc lột da trở thành người đẹp.

Các truyện thần tiên, bụt hiện ra cứu vớt những người bất hạnh cũng tạo nên những hấp dẫn cho truyện dân gian, những vẻ đẹp riêng.

Hình tượng cây thần Smuk và người anh hùng Đam Săn mang màu sắc huyền thoại, phi thường của sử thi.

Tóm lại, vẻ đẹp trong truyện dân gian, vẻ đẹp với những hình tượng kì ảo, sản phẩm tinh thần, sản phẩm độc đáo của trí tưởng tượng của con người thời nguyên thủy và thời công xã thị tộc là vẻ đẹp riêng không bao giờ trở lại của Văn học nhân loại.

Leave a Reply