Phân tích đoạn nhân vật Mị cởi trói cho A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài

CÁC Ý CHÍNH

Mị bị trói, bắt được A Phủ về, Mị được thả trói để chăm sóc vết thương cho A Sử. Nay A Phủ bị trói bị bỏ đói khát, lạnh... Còn Mị, ra sưởi ấm ở bếp lửa cũng đã bị A Sử đánh ngã xuống cửa bếp. Nghĩa là bất công, tàn bạo gần như đã lên tới đỉnh điểm ở hai số phận con người.

Mị đã nhớ tới lần mình bị trói, nhớ tới người đàn bà bị trói đã chết trước đây và bây giờ A Phủ bị trói. Mị nghĩ đến số phận “đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế...” Mị đã nghĩ như vậy. Và chính những dòng suy nghĩ này dã đánh thức nỗi khao khát ngày trước có trong tâm hồn Mị, giúp Mị sức mạnh để hành động.

Phân tích đoạn nhân vật Mị cởi trói cho A Phủ

Diễn biến tâm lí nhân vật ở đoạn này gọn nhưng khá sắc sảo: Từ thờ ơ đến cảm xúc, suy nghĩ, giải cứu cho A Phủ, rồi quyết định tự giải thoát mình.

Trước đó mấy ngày, Mị vẫn còn thờ ơ trước nỗi đau của A Phủ: “Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trùng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Sức sống tinh thần gần như cạn nguồn, tâm hồn gần như khô héo. Chấp nhận số phận hẩm hiu của mình.

Rồi có lúc Mị xúc động: “Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Một diễn viên có năng khiếu diễn đạt cảnh này thì chắc chắn hàng triệu người xem cũng chảy nước mắt theo. Hình ảnh dòng nước mắt chầm chậm “bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” là hình ảnh tuyệt diệu và chính hình ảnh đó đã có sức mạnh đánh thức suy nghĩ của cô gái đã từng bị trói ngày nào để mở đầu cho suy nghĩ về những số phận bất hạnh khác. Mị nghĩ đến phong tục tập quán buộc những người đàn bà như Mị chết đã đành, còn những người như A Phủ thì việc gì mà phải chết? Rồi lại nghĩ đến lúc A Phủ trốn được rồi thì “Mị liền phải bị trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...”.

Và cuối cùng thì Mị hành động cởi trói cho A Phủ: “Cắt nút dây mây”, rồi “Mị cũng hốt hoảng”. Cái hay của Tô Hoài là ở diễn tả tâm lí của Mị trong khoảnh khắc trọng đại này, “Mị chỉ thì thào được một tiếng “đi đi...”. Mị lo cho mạng sống, lo cho tự do của người khác còn mình thì vẫn chưa quyết định, có nghĩa là vẫn còn sự níu kéo mơ hồ nào đó, có thể là lo sợ tương lai mờ Mịt, có thể là vì phong tục, cũng có thể là sợ bị nguyền rủa, đàm tiếu sau này mà cũng có thể là sợ cha già sẽ bị liên lụy...

Leave a Reply