Phân tích nhân vật người lái đò trong Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân. So sánh vẻ đẹp của nhân vật ông đò với nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù để nhận thấy sự thống nhất và khác biệt trong cách nhìn về con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cá

I. TÌM HIỂU ĐỂ

- Đề bài yêu cầu các bước rất cụ thể: phân tích - so sánh để nói lên sự thông nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân qua hai giai đoạn sáng tác.

- Người viết không đảo ngược trình tự đã nói, vì việc đảo ngược trình tự sẽ phá vỡ logic của đề.

- Đề bài, một mặt buộc người viết phải thể hiện sự tinh tế trong phân tích và so sánh, mặt khác, có khả năng khái quát trong việc chỉ ra sự thống nhất và khác biệt trong cách thể hiện vẻ đẹp nhân vật của Nguyễn Tuân.

Hình tượng con Sông Đà

II. DÀN BÀI CHI TIẾT

1. Mở bài

- Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa của văn học Việt Nam hiện đại ông là người một đời đam mê cái đẹp, thể hiện cái đẹp của cuộc sống bằng vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ.

- Người lái đò Sông Đà (rút từ tập Sông Đà, 1960) là một tuỳ bút xuất sắc ngợi ca vẻ đẹp của Tây Bắc và chất "vàng mười" của con người Tây Bắc. Hình tượng người lái đò là một anh hùng, một nghệ sĩ trên sông nước. Nhân vật này cũng cho ta thấy rõ quan niệm của Nguyễn Tuân về mẫu hình nhân vật yêu thích của ông.

2. Thân bài

a. Phân tích nhân vật ông đò

- Nêu qua sự hung dữ của dòng sông và vẻ đẹp trữ tình của nó. Đây là nền cảnh cho người lái đò xuất hiện.

- Ông đò "thổ công" sông nước. Chuyện đối mặt với thác dữ Sông Đà là chuyện thường ngày của người lái đò. Ông đã "nắm chắc binh pháp thần sông thần đá", hiểu từng luồng lạch, nhớ tên từng hòn đá, biết đâu là cửa tử cửa sinh. Muốn hạ gục đối thủ, đầu tiên phải nắm chắc điểm yếu và điểm mạnh của đối thủ. Là một tay đò lão luyện, ông đò thuộc được tính nết Sông Đà một cách kĩ lưỡng.

- Ông đò, một anh hùng sông nước. Điều này được biểu hiện ở ba khía cạnh sau:

+ Bản lĩnh cao cường (một mình một thuyền giữa trùng điệp sóng nước mà không nản lòng);

+ Dũng cảm (bị thương vẫn vững tay chèo);

+ Hành động chuẩn xác, mau lẹ, quyết đoán.

- Một nghệ sĩ tài hoa trên sông. Có thể phân tích các ý sau:

+ Tay chèo vừa mạnh mẽ, vừa mềm mại. Đó là một tay chèo điêu luyện, một "tay lái ra hoa";

+ Vẻ đẹp tài hoa, kết hợp với vẻ đẹp dũng cảm khiến ông đò như một "nhạc trưởng" điều khiển bản giao hưởng hùng vĩ Sông Đà.

- Một số đặc sắc nghệ thuật:

+ Đoạn văn vượt thác là đoạn văn giàu tính kịch. Chú ý sự đối lập: thác dữ (với sự phối hợp của đá, nước, sóng) và con thuyền đơn độc; tính huỷ diệt độc dữ của dòng sông và tài nghệ thoát hiểm của con người...

+ Gắn với tính kịch là hơi văn dồn dập, biến hoá, tiết tấu nhanh;

+ Sử dụng hệ thống động từ đắc địa: kẹp, giữ, nắm chắc, chặt đôi, chọc thủng... diễn tả tài nghệ và lòng dũng cảm của ông đò.

b. So sánh với nhân vật Huấn Cao

- Tính thống nhất (nét chung trong cách tiếp cận nhân vật của Nguyễn Tuân):

+ Đó là những con người tài hoa và uyên bác;

+ Là những con người có khả năng làm chủ hoàn cảnh Huấn Cao không run sợ ngục tù, khí khái, hiên ngang; ông đò vượt qua "trùng vây thạch trận" bằng lòng dũng cảm và tài nghệ điêu luyện của mình);

+ Nguyễn Tuân xây dựng nhân vật theo phong cách quen thuộc: tài hoa và uyên bác, sử dụng nhiều tri thức và văn hoá khác nhau để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật.

+ Ngôn ngữ phong phú, sống động, có sức gợi lớn.

- Nét khác biệt:

+ Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân thường hướng về những nhân vật "đặc tuyển", những tính cách "phi thường". Sau Cách mạng, ông nhìn thấy vẻ đẹp của con người trong cuộc sống thường nhật.

+ Nếu như trước Cách mạng, Nguyễn Tuân nhìn cái đẹp qua lăng kính của một cái "tôi" tài tử, "lạc loài" thì sau Cách mạng, ông hướng tới những cái đẹp rộng hơn: cái đẹp của cuộc đời, nhìn cái đẹp dưới góc độ xã hội.

Hình tượng Huấn Cao

3. Kết bài

- Người lái đò Sông Đà thêm một lần nữa cho ta thấy phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyên Tuân: tài hoa, uyên bác, sắc sảo và phóng túng.

- Tác phẩm cũng cho thấy tấm lòng của nhà văn, tình yêu Tổ quốc và con người của ông. Đây thực sự là một bài ca ngợi ca chủ nghĩa anh hùng trong lao động, dựng xây Tổ quốc mạnh giàu.

Leave a Reply