Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta". Hãy bày tỏ những suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên

DÀN Ý

Nhận định của Nguyễn Đình Thi được nêu ra trong văn bản Nhận đường, viết năm 1948 - trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và có vai trò quan trọng trong việc định hướng sự phát triển của văn học suốt những giai đoạn sau. Lời nhận xét trên của Nguyễn Đình Thi tuy được viết năm 1948 nhưng có sức khái quát rộng, không chỉ đúng cho văn học kháng chiến chống Pháp mà còn là mệnh đề chính xác cho cả văn học giai đoạn chống Mĩ.

Nhận định của Nguyễn Đình Thi nêu lên mối quan hệ giữa Văn nghệ (trong đó có văn học) và Kháng chiến, nhấn mạnh đến hai nội dung: nhiệm vụ của văn nghệ với kháng chiến và vai trò của kháng chiến đối với sự phát triển văn nghệ (lưu ý, do hoàn cảnh lịch sử đất nước thời kì đó, kháng chiến cũng đồng nghĩa với một mảng rất quan trọng, có vai trò trung tâm trong hiện thực cuộc sống).

Văn nghệ phụng sự kháng chiến

Để làm sáng tỏ nhận định này, các em có thể dựa vào các tri thức trong bài Khái quát văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ở đầu sách Ngữ văn 12 để tham khảo, đồng thời, huy động vốn hiểu biết về những tác phẩm văn học trong thời kì này của mình để viết bài. Cấu trúc, bố cục bài viết đảm bảo hai ý lớn:

- Nhiệm vụ của văn nghệ với kháng chiến: quan điểm của Đảng về văn nghệ được thể hiện rõ trong câu nói của Bác Hồ: "văn nghệ là cũng là một mặt trận và các anh chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận đó". Dưới sự chỉ đạo thống nhất đó, các tác phẩm văn học thời kì này thể hiện rõ vai trò là "vũ khí chiến đấu" chống quân thù: Đối tượng tiếp nhận là đông đảo quần chúng nhân dân, ca ngợi những tấm gương chiến đấu hi sinh anh dũng, ca ngợi nhân dân, ca ngợi những anh hùng, lãnh tụ, tuyên truyền đường lối, quan điểm kháng chiến của Đảng, động viên nhân dân thi đua lao động sản xuất, cổ vũ các chiến sĩ ngoài mặt trận, ngợi ca tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc.... (tự triển khai phân tích và tìm những dẫn chứng, tác phẩm, nhân vật cụ thể)

- Vai trò của kháng chiến đối với văn nghệ (văn học): Hiện thực cuộc kháng chiến khốc liệt, gian khổ mà anh dũng, hào hùng của dân tộc đã cung cấp cho các nhà văn nguồn đề tài vô cùng phong phú. Đồng thời, hiện thực sinh động cũng cung cấp cho các nhà văn những gương điển hình lao động, chiến đấu, tạo cảm hững và gợi ý những hình trượng nhân vật cho tác phẩm. Những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đều được thể hiện sinh động và xúc động trong thực tế kháng chiến. Các tác phẩm trong giai đoạn này đều mang đậm chất lãng mạn và thể hiện rõ nét cảm hứng sử thi....

Leave a Reply